Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

6 liệu pháp khắc phục và điều trị nổi mề đay tại nhà

Chứng phát ban có thể biến mất tự nhiên, nhưng nếu bệnh mãn tính sẽ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng như cơ bắp, phổi và đường tiêu hóa. Khi bạn bị nổi mề đay mãn tính, bạn sẽ thấy các triệu chứng như khó thở, đau nhức cơ bắp. Để chữa khỏi bệnh phát ban, bạn nên loại bỏ các chất kích thích. Sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc theo quy định của bác sĩ, thuốc corticosteroid, hay thuốc sinh học có thể giúp bạn thoát khỏi bệnh mề đay hiệu quả. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc, bạn cũng nên thử những cách điều trị mề đay tự nhiên tại nhà.

1. Đắp khăn ướt, gạc lạnh

Đây là lời khuyên đầu tiên về cách điều trị nổi mề đay. Đắp khăn ướt, gạc lạnh sẽ giúp bạn làm mát các khu vực bị ảnh hưởng và giảm sưng. Trước tiên, bạn nhúng khăn ướt trong nước lạnh và đắp trên các vùng da bị ảnh hưởng trong 15 phút.

Bạn cần lặp lại quá trình này vài giờ một lần cho đến khi cơn đau giảm đáng kể. Nếu các triệu chứng nổi mề đay trở nên tồi tệ hơn, bạn nên tắm lạnh khoảng 20 - 30 phút. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn hãy tránh điều trị theo cách này vì nó sẽ làm cho đám mề đay trầm trọng và lan rộng hơn.

2. Gừng

Gừng trị bệnh mề đay hiệu quả
Có rất nhiều người sử dụng gừng để điều trị nổi mề đay. Bạn có thể bổ sung gừng vào bữa ăn, dùng như một dạng thuốc viên hay xông hơi bằng gừng. Ngoài ra, cắt gừng để thoa trên các vùng da bị ảnh hưởng cũng là một cách cực đơn giản mà hiệu quả. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên cho gừng vào trong tủ lạnh để làm mát.

3. Cây lô hội

Nếu bạn đắp lô hội tại chỗ trên vùng da bị viêm, các triệu chứng phát ban sẽ biến mất nhanh chóng và không bị lây lan sang các vùng lân cận. Cây lô hội sẽ chữa lành các đám mề đay hiệu quả và tự nhiên. Lặp lại điều này nhiều lần trong một ngày cho đến khi bạn có được kết quả tốt nhất.

4. Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bạn. Khi hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, nguy cơ phát triển nổi mề đay trên da sẽ giảm đáng kể và cơ thể có sức đề kháng tốt hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn điều trị phát ban hiệu quả, bạn không nên bỏ qua một chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biêt, vitamin C có lợi cho hệ miễn dịch. Bạn nên ăn nhiều vitamin C trong thực phẩm như cam, cà chua, dâu tây, ớt đỏ, trái cây họ cam quýt, quả mâm xôi, và các loại rau xanh. Nếu bạn nổi mề đay do thức ăn, bạn nên ăn các loại thực phẩm có chứa probiotic và acidophilus. Đó là những thực phẩm tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.

5. Uống trà thảo dược

Uống một tách trà nóng thảo dược hàng ngày sẽ giúp bạn giảm ngứa ngáy và khó chịu do các đám mề đay. Vì vậy, trà thảo dược được coi là phương thuốc rất tốt để điều trị nổi mề đay. Nói chung, có rất nhiều các loại trà thảo dược bạn có thể thử. Ví dụ, các loại trà xanh có tác dụng kháng histamin, trà rễ cam thảo sẽ có lợi trong điều trị sưng và viêm. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh tim, huyết áp, và phù nề hoặc dị ứng một số loại thuốc, bạn nên tránh uống trà rễ cam thảo.

6. Ngâm bột yến mạch

Liệu pháp này có thể giúp bạn giảm ngứa và làm cho da mát mẻ. Do đó, bột yến mạch được coi là phương thuốc điều trị nổi mề đay tự nhiên tốt nhất. Bạn có thể cho bột yến mạch vào bồn tắm và ngâm khoảng 10 – 15 phút để có được hiệu quả như mong muốn.

Đây là 6 liệu pháp khắc phục và điều trị nổi mề đay tự nhiên tại nhà, cực đơn giản và hiệu quả bất ngờ.

Trị bệnh mề đay bằng thuốc đông y

Thời tiết lạnh kéo dài khiến nhiều bệnh về da bùng phát trong đó phải kể đến bệnh mề đay. Bệnh thường phát đột ngột, nổi tịt trên da gây phù nề và ngứa nhiều, bệnh tiến triển rất nhanh, có thể lan ra trên diện rộng ở bụng, hai bên sườn, vùng lưng, bả vai… Những triệu chứng kèm theo như: khó thở, giãn mạch ngoại biên. Theo Đông y: Nguyên tắc điều trị mề đay là tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu, an thần, chống dị ứng. Lấy tiêu độc trừ tà là khâu quyết định. Dưới đây là một số bài thuốc thích ứng với từng thể lâm sàng:

1. Mề đay cấp tính thể phong nhiệt

Bệnh phát đột ngột, nổi ban màu hồng sáng, lan rất nhanh trên khắp cơ thể, ngứa nhiều cho nên tinh thần bị kích động, đòi hỏi có tính khẩn cấp.

Bài 1: Phòng phong 12g, kinh giới 16g, chi tử 12g, kim ngân 20g, nam hoàng bá 16g, cỏ mực 16g, đương quy 12g, huyền sâm 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Tang diệp 20g, cỏ mần trầu 20g, kim ngân 20g, quả ké 16g, rau má 20g, tang kí sinh 16g, xương bồ 16g, hoàng cầm 12g, bạch thược 12g, cam thảo 12g, sài hồ 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Ngân hoa 12g, liên kiều 12g, cát căn 16g, hạ khô thảo 16g, thương nhĩ 16g, nam hoàng bá 16g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, cỏ mực 16g, kinh giới 16g, rau má 16g, bồ công anh 16g, thổ linh 16g. Sắc uống ngày một thang.

Trị mề đay bằng đông y


2. Mề đay thể phong hàn

Bệnh thường phát vào thời kì chuyển mùa, từ nóng ẩm chuyển sang lạnh. Đây thuộc loại dị ứng thời tiết, ban nổi ít từ từ, màu trắng hơi tía ở xung quanh, mức độ không nhiều, kèm theo hắt hơi sổ mũi, mức độ ngứa cũng không nhiều như thể phong nhiệt.

Bài 1: Kinh giới 16g, xương bồ 16g, tế tân 12g, độc hoạt 12g, tất bát 12g, nam hoàng bá 12g, thương nhĩ 16g, liên kiều 12g, quế 8g, kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hạ khô thảo 16g, rau má 20g, sài hồ 12g, ngân hoa 12g, bồ công anh 16g, ngải diệp 16g, tang kí sinh 16g, đơn mặt trời 16g, quế 8g, kiện 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Xương bồ 16g, cát cánh 12g, độc hoạt 12g, tế tân 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, thương nhĩ 16g, xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, quế 8g, trần bì 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bị mề đay khi mang bầu có ảnh hưởng tới thai nhi

Tôi năm nay 25 tuổi và có thai được 26 tuần. Tôi bị nổi mẩn ngứa hầu hết ở chân và tay. Khi đi tới bệnh viện da liễu khám bác sỹ nói tôi bị bệnh mề đay rất khó chữa. Tôi rất lo lắng. Tôi muốn hỏi chưowng trình bệnh mề đay đó có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng tôi không? Và tôi nen làm gì để khắc phục bệnh đó?

Xin chào bạn! 

Bạn năm nay 25 tuổi và đã có thai được 26 tuần, hiện tại thì bạn đang bị di ứng dưới dạng nổi mề đay cũng đã đi khám ở bác sĩ chuyên khoa gia liễu rồi. Bệnh này hầu hết thì nó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Nó gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, còn khi mà bác sĩ buộc phải dùng thuốc cho bạn thì những cái thuốc điều trị di ứng dưới dạng nổi mề đay này, nếu mà mình dùng thuốc kéo dài thì nó cũng ảnh hưởng tới em bé còn thì bản thân cái bệnh đó thì nó không ảnh hưởng gì tới em bé, chỉ cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng nổi mề đay thôi. 



Bệnh này thì quan trong là phải tìm được nguyên nhân, cái dị ứng nổi mề đay nó chỉ là phản ứng của cơ thể và nó biểu hiện các cái ngứa cũng như các cái mẩn trên da, gọi là mề đay nên những mảng tầng đấy rất dày và nó làn rộng trên cơ thể thì gọi là bệnh mề đay. Bạn đi khám ở chuyên khoa gia liễu thì rất tốt rồi, không biết là bác sĩ có hướng tới một nguyên nhân gì không. Đối với bệnh dị ứng thì cách tốt nhất đó là loại trừ nguyên nhân gây di ứng thì nó sẽ đỡ thôi. Hi vọng là sau khi bạn sinh thì cái dị ứng đó nó sẽ giảm đi nhiều. 

Trước mắt thì phải tuân thủ theo những hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa về da liễu. Cố gắng là đang ở giai đoạn bị bệnh dị ứng thì không nên ra gió hoặc là không nên tắm nước lạnh hay nói cách khác là không để những cái kích thích vào cơ thể mình thì nó sẽ ảnh hưởng nhiều hơn thì phải theo dõi sức khỏe cảu mình rất là sát. Nếu như cảm thấy khó thở hoặc là thấy các triệu chứng khó chịu, thì phải thận trọng lý do là nó gây co thắt khí quản hoặc phế quản do hiện tượng di ứng đó thì lúc đó sẽ nguy hiểm tới sứ khỏe của người mẹ. Còn nếu như nó chỉ ở ngoài ra thôi thì cô gắng chịu đựng và hạn chế như tôi đã nói tiếp xúc với những yếu tố ở bên ngoài bạn thử nghĩ kỹ xem là sau khi mình ăn thực phẩm gì mà mình bị như vậy không hay là tự nhiên nó bị. Có rất nhiều người chỉ do thay đổi thời tiết cũng bị, thời tiết đang từ nóng chuyển sang lạnh, ngược lại thời tiết đang từ nóng chuyển sang lạnh thì cũng có cũng như vậy, nguyên nhân từ thời tiết thì chẳng làm cách nào hết được, chỉ có thể hi vọng là nguyên nhân do thực phẩm hoặc nguyên nhân do vị nguyên gì đó là phấn hoa, bụi hoặc là côn trùng gì đó, mình có thể tránh được còn nếu tự nhiên nó bị và đặc biệt là do cơ địa thực ra rất khó bạn à. 

Chào bạn.

Bệnh mề đay trị sao cho dứt?

Đi xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra gan các chỉ số bình thường. Đến nay khoảng 4 tháng mà bệnh không thuyên giảm. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên điều trị thế nào cho dứt? Nguyễn Thị Sơn (Ninh Bình)

Trả lời:

Nổi mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin.

Mề đay là bệnh da dễ nhận biết nhưng cũng là bệnh khó phát hiện nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân gây mề đay (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) một số thì đơn giản, dễ nhận biết, một số khác thì rất khó phát hiện dù có đầy đủ xét nghiệm. Trên một bệnh nhân không chỉ có một mà có nhiều yếu tố gây bệnh.

Bệnh mề đay
Trường hợp bạn đã 4 tháng là mề đay mạn tính. Trường hợp này dùng thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời, muốn điều trị có hiệu quả thì cái chính là phải tìm ra nguyên nhân nhưng như trên đã nói tìm nguyên nhân nhiều khi không dễ phát hiện.

Vì vậy, bạn nên tự theo dõi xem những loại thức ăn, thuốc uống nào có thể gây dị ứng để tránh và tránh các chất như gia vị, rượu trà, cà phê. Trong cơn mề đay cấp ăn nhẹ, giảm muối. Nếu gây ngứa khó chịu nhiều có thể dùng giấm thanh pha nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.

Đối với mày đay mạn tính vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần phải đến bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc miễn dịch dị ứng lâm sàng để khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để có thể tìm đúng nguyên nhân thì điều trị mới có hiệu quả.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Bệnh mề đay là gì

Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.

Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…


Mề đay mẩn ngứa

Mề đay thông thường bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì mề đay lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

Da vẽ nổi còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù cà nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay.

Phù mạch (còn gọi là phù quincke): Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

Những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Để điều trị mề đay, trước tiên cách tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết. Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê...

Trong cơn cấp, người bệnh có thể ăn nhẹ, giảm muối. Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Đối với mày đay mãn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.