Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Nên làm gì khi người bị nổi mề đay

Tránh thực phẩm giàu đạm, cay nóng, kích thích, tránh lạm dụng thuốc dị ứng đồng thời tăng cường tập thể dục, hạ nhiệt và giải độc cơ thể là những điều người bệnh bị mề đay, mẩn ngứa cần chú ý để từ chối sự “viếng thăm” của bệnh.

Ảnh minh họa

Hạ nhiệt cho cơ thể

Ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, việc tăng cường các thực phẩm có tính giải nhiệt như đậu phụ, mướp đắng (khổ qua), củ cải, bí đao… và các loại hoa quả để loại bỏ độc tố và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Chú ý bổ sung cho cơ thể những món ăn dễ tiêu, nước ép rau quả có tính mát và giàu vitamin A, B, C.

Giải độc cơ thể bằng thảo dược

Nguyên tắc hàng đầu trong điều trị bệnh đó kết hợp làm giảm triệu chứng và tìm tận gốc căn nguyên gây bệnh. Hiện nay Tây y chưa có phương pháp điều trị từ nguyên nhân nên người bệnh có xu hướng tìm về các bài thuốc Đông y và kinh nghiệm dân gian.

Theo Đông y, điều trị dị ứng mề đay cần tăng cường giải độc cơ thể, củng cố công năng miễn dịch và loại trừ các ngoại tà xâm nhập vào máu như phong, hàn, thấp, thử.

Các vị thuốc từ: lá khế, kinh giới, kim ngân hoa, ké đầu ngựa,…được chứng minh nhiều thế hệ trong điều trị các triệu chứng của mề đay, mẩn ngứa khắp người. Để giúp người bệnh tiện dùng và phân chia liều rõ ràng, người bệnh nên dùng dạng chiết xuất sẵn từ nhiều vị thuốc thảo dược.

Nên đi khám khi phát hiện bị mề đay mẩn ngứa.

Khi bị bệnh mề đay, bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định, điều trị và đề phòng biến chứng xảy ra. Nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định thích hợp và phòng tái phát cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Ăn, uống cũng đóng góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh như tôm, cua, ốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét