Trứng là thực phẩm tốt cho sức khỏe và được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hợp với món ăn này, đặc biệt là những người bị dị ứng
Ảnh minh họa |
1. Triệu chứng
Các triệu chứng dị ứng trứng thường xảy ra một vài phút đến vài giờ sau khi ăn trứng. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp khi bạn hoặc người thân bị dị ứng với thực phẩm này: phản ứng ở da như sưng, phát ban, nổi mề đay hoặc eczema, thở khò khè hoặc khó thở, chảy nước mũi, nước mắt hoặc hắt hơi, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ nhưng trường hợp này ít gặp.
2. Chẩn đoán
Nhiều phương pháp chẩn đoán dị ứng trứng sẽ được đưa ra như chích thử nghiệm da và xét nghiệm máu. Chích thử nghiệm da: Trong thử nghiệm này, da bị chích tiếp xúc với một lượng nhỏ protein trong trứng, thường là vùng da trên lưng hay cánh tay.
Nếu bị dị ứng trứng, một vết sưng tấy, mẩn đỏ trong vòng 15-20 phút tại điểm kiểm tra. Xét nghiệm máu (IgE kháng thể) có thể đo lường phản ứng của hệ miễn dịch với trứng bằng cách kiểm tra số kháng thể trong máu. Thử thách thực phẩm: Dưới sự giám sát y tế, bạn sẽ ăn một lượng nhỏ trứng để kiểm tra phản ứng. Nếu không có gì xảy ra, bạn sẽ tiếp tục ăn nhiều trứng hơn và tiếp tục được theo dõi.
Theo dõi thực phẩm hoặc chế độ ăn uống: khi bị dị ứng mà chưa rõ nguyên nhân, bạn thường loại bỏ trứng hoặc một số thực phẩm quen thuộc khác. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng biến mất khi bạn không còn ăn trứng và lại xuất hiện khi tiếp tục sử dụng trở lại, chắc chắn bạn đã bị dị ứng với món này.
3. Phương pháp điều trị
Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng là tránh ăn trứng hoặc các sản phẩm có trứng như súp đóng hộp, salad trộn, kem, thịt viên hay bánh mì thịt. Vì vậy, trước khi sử dụng, cần phải đọc hướng dẫn và thành phần trên các sản phẩm. Tuy nhiên, một số trường hợp người dị ứng vẫn có thể chịu đựng được các loại bánh nướng và thực phẩm có chứa trứng đã được nấu chín trong thời gian dài ở nhiệt độ cao.
Thuốc kháng histamin có thể làm giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng khi bị dị ứng nhẹ (ngứa). Nếu có nguy cơ bị phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, các bác sĩ có thể phải thực hiện khẩn cấp tiêm epinephrine.
Những triệu chứng của sốc phản vệ là khó thở, sưng cổ họng, chóng mặt, giảm huyết áp đột ngột. Ngay khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh cần phải được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để theo dõi các triệu chứng có thể tái phát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét