Bị ngứa da đối xứng là do mắc bệnh gì?
Hình ảnh mang tính chất minh họa |
Bị mề đay: Thường xảy ra đột ngột khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, khói bụi, phấn hoa, hải sản, thuốc… và biến mất trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài hơn 1 tuần, phụ thuộc vào mức độ bệnh. Thông thường, vị trí da dị ứng bị nổi mẩn đỏ (hay còn gọi ban đỏ) rất ngứa và có xu hướng lan rộng khắp người.
Dầy sừng nang lông: các lỗ chân lông to, tạo cồi, rời rạc; thường đối xứng ở mặt ngoài cánh tay và mặt trước đùi; ban đầu không ngứa nhưng nếu hay gãi lên cho bong tróc thì vi khuẩn vào sẽ gây ngứa ngáy khó chịu
Hình ảnh |
Chàm nang lông: Bệnh chàm làm lỗ chân lông to, dầy sừng, kèm ngứa; thường đối xứng ở 2 bên đầu gối, cùi chỏ; da khô, nhất là ở lòng bàn tay , bàn chân.
Hình ảnh mang tính chất minh họa |
Các bước cần thực hiện để mau khỏi bệnh
Bước 1: Tắm bằng nước ấm 1 ngày/2 lần, dùng loại xà bông tắm thơm nhẹ và không có chất tẩy mạnh, không chà xát mạnh nơi bị ngứa và tuyệt đối không gãi lên vết ngứa.
Bước 2: Giặt và phơi lại toàn bộ quần áo, chăn nệm, khăn mặt ngoài ánh sáng mặt trời, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
Bước 3: Bổ sung vitamin cho cơ thể, ăn các loại trái cây như táo, dứa, cam,.. ăn nhiều rau xanh và cá, tránh xa các thực phẩm có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
Bước 4: Uống nhiều nước, uống thêm nước trà xanh, nước chanh để giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
Bạn nên thực hiện các bước trên, nếu không thấy thuyên giảm thì nên đi gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện chính xác bệnh và chữa trị hiệu quả.
Tham khảo thêm : Hành trình dài điều trị và may mắn chữa dứt điểm bệnh mề đay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét