Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Lá khế thần dược chữa mề đay hiệu quả

Bệnh mề đay với những mẩn đỏ ngứa nỗi đầy trên da khiến bạn rất khó chịu, nguy hiểm hơn bạn có thể bị ngất xỉu hoặc tử vong nếu như bạn bị sốc phản vệ. Rất nhiều người bị nổi mề đay ngứa do dị ứng với thực phẩm, do sức đề kháng yếu hay do dùng một số loại thuốc trị bệnh…Bệnh có thể chỉ xuất hiện 1 , 2 lần hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong suốt cuộc đời bạn, vì vậy hãy bỏ túi cho mình những bài thuốc trị bệnh để nhanh chóng dập tắt bệnh khi nó mới khởi phát nhé. Nếu bạn chưa biết cách chữa nổi mề đay bằng lá khế ngọt thì hãy nhanh tay ghi chép lại và áp dụng liền nhé.

Ảnh minh họa

Lá khế chữa mề đay hiệu quả

Cây khế là loại cây rất đỗi quen thuộc, người bình thường trồng loại cây này phần lớn vì yêu thích màu hoa tím nở rộ hoặc có người thì thích vị chua đặm của trái khế. Còn trong y học cổ truyền mỗi bộ phận của cây khế đều có thể thành ứng dụng thành thuốc chữa bệnh, điển hình là lá, thân, rễ của loại cây này sẽ dược dùng để chữa bệnh mề đay.

Lá khế có vị hơi chát, nếu dùng làm thuốc có thể đặc trị những vết lở loét, những nốt mụn nhọt, mẩn đỏ ngứa trên da. Ngoài ra vị thuốc này còn giúp giải nhiệt, phòng chống bị nổi nhọt gây ngứa. Nếu bị các chứng đỏ da, nổi mẩn ngứa, viêm sưng da các bạn hãy nhanh tay áp dụng những mẹo nhỏ sau:

Lá khế sao nóng đắp lên da có thể chữa bệnh mề đay:

Lá khế hái được một nắm thì đêm vệ sinh cho sạch bụi bẩn, hong lá dưới nắng để lá nhanh khô hơn rồi bỏ vào chảo nóng. Đảo lá đều tay đến khi thấy tất cả lá khế quắt lại là được. Canh lúc lá vẫn còn hơi nóng thì lấy chà lên những vùng da bị nổi mề đay. Như vậy có thể giúp bệnh lặn nhanh hơn và cảm giác ngứa cùng không còn nhiều. Lưu ý, lúc vừa mới sao lá xong thì nên để lá nguội bớt rồi hãy dùng để chà lên da, nếu không sẽ bị phỏng dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.

Cách chữa nổi mề đay bằng lá khế và vỏ, rễ cây khế:

Chúng ta có thể dùng hầu hết các bộ phận của cây để chữa bệnh. 3 thành phần trên lấy với lượng bằng nhau đem rửa cho thật sạch rồi cho vào ấm đun lấy nước uống. Thuốc này điều trị mề đay từ bên trong cơ thể.

Đun nước tắm từ lá khế để chữa trị mề đay:

Sử dụng lá khế chua với lượng là 200g. Lá này sau khi rửa thì dùng tay vò nát ra rồi cho vào nồi có sẵn 2 lit nước. Mang nước này nấu sôi rồi để nguội. Dùng nước thể lâu thân thể thường xuyên sẽ hạn chế được các triệu chứng nổi mề đay khó chịu.

Một cách nấu nước khác cũng có thể tham khảo thêm đó là dùng 20g lá khế tươi kết hợp với lá thông, lá long não, lá thanh hao cũng lượng là 20g nấu thành nước tắm.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh mề đay

Nguyên nhân khiến nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay mẩn ngứa một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da. Bệnh thường hay xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa hè do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Bệnh có thể do di truyền mà chủ yếu là chứng dụi ứng do lạnh vì vậy nếu gia đình có người mắc bệnh mề đay mẩn ngứa thì có thể đó là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh này.

Ảnh minh họa
Do cơ thể người bệnh có sức đề kháng yếu nên không thể chống lại các tác nhân gây bệnh trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.

Do thói quen uống ít nước mỗi ngày khiến da khô, các chất độc trong cơ thể không được lọc thông qua hệ hống bài tiết khiến mề đay mẩn ngứa xuất hiện.

Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là nguyên nhân thường gặp nhất, phổ biến nhất, bao gồm: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, chao, rượu, bia, đồ uống có cồn, … thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.

Do dị ứng với rơm, phấn hoa, lông động vật hoặc có thể dị ứng với một số loại thuốc gây hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa.

Do nọc độc của một số loại động vật: Ong, kiến, sâu bọ, muỗi, rệp…

Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu. Người bệnh thường nổi mề đay mẩn ngứa khi thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh.

Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần. Hoặc các trường hợp có vi khuẩn, virus tồn đọng trong người thì tỷ lệ nổi đề đay mẩn ngứa thường cao hơn.

Do bệnh nhân mắc phả một số căn bệnh ác tính: bệnh mề đay có thể hình thành do một số căn bệnh ác tính như ung thư, cường giáp trạng, Luput ban đỏ…

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay mẩn ngứa tái phát

Những người có cơ địa nhạy cảm thường xuyên bị nổi mề đay mẩn ngứa khi đã điều trị khỏi thì vẫn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bệnh có cơ hội tái phát.

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tiếp xúc, ngăn ngừa phản ứng dị ứng nổi mề đay.

Tăng cường sức đề kháng: Chú ý tới chế độ ăn uống bổ xung đủ các chất giúp cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục thể thao đúng cách để hệ miễn dịch được củng cố giúp phòng ngừa bệnh nổi mề đay nhanh hơn .

Tham khảo ý kiến bác sĩ để kịp thời phát hiện sử lý những dấu hiệu sớm mà bệnh gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nổi mề đay mẩn ngứa là căn bệnh hoàn toàn có thể chữa và phòng ngừa tái phát được, nếu như bạn tìm ra thủ phạm gây bệnh thì khả năng phòng tránh được bệnh là 99%. Hi vọng với những thông tin bài viết chúng tôi cung cấp sẽ giúp nhiều người chưa hiểu về căn bệnh có cái nhìn đúng về bệnh hơn.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Chia sẻ mẹo ngắt cơn ngứa của bệnh mề đay

Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.

Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…

Mề đay thông thường bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì mề đay lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác

1. Đắp khăn ướt, gạc lạnh

Đây là lời khuyên đầu tiên về cách điều trị nổi mề đay. Đắp khăn ướt, gạc lạnh sẽ giúp bạn làm mát các khu vực bị ảnh hưởng và giảm sưng. Trước tiên, bạn nhúng khăn ướt trong nước lạnh và đắp trên các vùng da bị ảnh hưởng trong 15 phút.

Bạn cần lặp lại quá trình này vài giờ một lần cho đến khi cơn đau giảm đáng kể. Nếu các triệu chứng nổi mề đay trở nên tồi tệ hơn, bạn nên tắm lạnh khoảng 20 - 30 phút. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn hãy tránh điều trị theo cách này vì nó sẽ làm cho đám mề đay trầm trọng và lan rộng hơn.

2. Gừng

Có rất nhiều người sử dụng gừng để điều trị nổi mề đay. Bạn có thể bổ sung gừng vào bữa ăn, dùng như một dạng thuốc viên hay xông hơi bằng gừng. Ngoài ra, cắt gừng để thoa trên các vùng da bị ảnh hưởng cũng là một cách cực đơn giản mà hiệu quả. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên cho gừng vào trong tủ lạnh để làm mát.

3. Cây lô hội

Nếu bạn đắp lô hội tại chỗ trên vùng da bị viêm, các triệu chứng phát ban sẽ biến mất nhanh chóng và không bị lây lan sang các vùng lân cận. Cây lô hội sẽ chữa lành các đám mề đay hiệu quả và tự nhiên. Lặp lại điều này nhiều lần trong một ngày cho đến khi bạn có được kết quả tốt nhất.

4. Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bạn. Khi hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, nguy cơ phát triển nổi mề đay trên da sẽ giảm đáng kể và cơ thể có sức đề kháng tốt hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn điều trị phát ban hiệu quả, bạn không nên bỏ qua một chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biêt, vitamin C có lợi cho hệ miễn dịch. Bạn nên ăn nhiều vitamin C trong thực phẩm như cam, cà chua, dâu tây, ớt đỏ, trái cây họ cam quýt, quả mâm xôi, và các loại rau xanh. Nếu bạn nổi mề đay do thức ăn, bạn nên ăn các loại thực phẩm có chứa probiotic và acidophilus. Đó là những thực phẩm tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.

5. Uống trà thảo dược

Uống một tách trà nóng thảo dược hàng ngày sẽ giúp bạn giảm ngứa ngáy và khó chịu do các đám mề đay. Vì vậy, trà thảo dược được coi là phương thuốc rất tốt để điều trị nổi mề đay. Nói chung, có rất nhiều các loại trà thảo dược bạn có thể thử. Ví dụ, các loại trà xanh có tác dụng kháng histamin, trà rễ cam thảo sẽ có lợi trong điều trị sưng và viêm. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh tim, huyết áp, và phù nề hoặc dị ứng một số loại thuốc, bạn nên tránh uống trà rễ cam thảo.

6. Ngâm bột yến mạch

Liệu pháp này có thể giúp bạn giảm ngứa và làm cho da mát mẻ. Do đó, bột yến mạch được coi là phương thuốc điều trị nổi mề đay tự nhiên tốt nhất. Bạn có thể cho bột yến mạch vào bồn tắm và ngâm khoảng 10 – 15 phút để có được hiệu quả như mong muốn

Chế độ ăn uống cho người bị mề đay

Mề đay (MĐ) thường được gọi là “phong chẩn”, là một loại bệnh phản ứng thũng nước có tính chất hạn chế ở từng bộ phận xuất hiện ngoài da, do những mạch máu ở niêm mạc da bị giãn ra và tăng tính thẩm thấu... Vì vậy, việc kiêng kỵ trong ăn uống có tác dụng quan trọng khi phát bệnh và đề phòng diễn biến xấu sau đó.

Đối với người lớn
Ảnh minh họa

Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.

Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt. Trường hợp đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp; uống ít nước. Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa... Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B, C, ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng...

Đối với trẻ em

Cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng...Riêng với người bị bệnh mề đay, sau khi điều trị khỏi, nếu người bệnh vẫn chưa rõ dị ứng với loại thức ăn nào, cần ăn thử từng món để xem có dị ứng hay không. Ví dụ, một ngày ăn toàn thịt gà (không ăn món nào khác), nếu bị dị ứng thì xác định nguyên nhân do thịt gà gây nên

Nên làm gì khi người bị nổi mề đay

Tránh thực phẩm giàu đạm, cay nóng, kích thích, tránh lạm dụng thuốc dị ứng đồng thời tăng cường tập thể dục, hạ nhiệt và giải độc cơ thể là những điều người bệnh bị mề đay, mẩn ngứa cần chú ý để từ chối sự “viếng thăm” của bệnh.

Ảnh minh họa

Hạ nhiệt cho cơ thể

Ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, việc tăng cường các thực phẩm có tính giải nhiệt như đậu phụ, mướp đắng (khổ qua), củ cải, bí đao… và các loại hoa quả để loại bỏ độc tố và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Chú ý bổ sung cho cơ thể những món ăn dễ tiêu, nước ép rau quả có tính mát và giàu vitamin A, B, C.

Giải độc cơ thể bằng thảo dược

Nguyên tắc hàng đầu trong điều trị bệnh đó kết hợp làm giảm triệu chứng và tìm tận gốc căn nguyên gây bệnh. Hiện nay Tây y chưa có phương pháp điều trị từ nguyên nhân nên người bệnh có xu hướng tìm về các bài thuốc Đông y và kinh nghiệm dân gian.

Theo Đông y, điều trị dị ứng mề đay cần tăng cường giải độc cơ thể, củng cố công năng miễn dịch và loại trừ các ngoại tà xâm nhập vào máu như phong, hàn, thấp, thử.

Các vị thuốc từ: lá khế, kinh giới, kim ngân hoa, ké đầu ngựa,…được chứng minh nhiều thế hệ trong điều trị các triệu chứng của mề đay, mẩn ngứa khắp người. Để giúp người bệnh tiện dùng và phân chia liều rõ ràng, người bệnh nên dùng dạng chiết xuất sẵn từ nhiều vị thuốc thảo dược.

Nên đi khám khi phát hiện bị mề đay mẩn ngứa.

Khi bị bệnh mề đay, bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định, điều trị và đề phòng biến chứng xảy ra. Nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định thích hợp và phòng tái phát cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Ăn, uống cũng đóng góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh như tôm, cua, ốc.

Mẹo chữa mề đay trong 5 phút

Kinh giới còn có cách gọi khác là khương giới, có tên khoa học là Elsholtzia cristata, là một loài cây thuộc họ Hoa môi. Cây có thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30 đến 50 cm. Theo Đông y, kinh giới có tính ấm, vị cay, vào kinh phế và can có tác dụng tán hàn giải biểu, chống kinh giật, thúc nọc sởi, cầm máu nên mang lại hiệu quả rất tốt trong việc điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.

Ảnh minh họa
Cách chữa bệnh mề đay từ kinh giới 1

Nguyên liệu cần có cho cách chữa bệnh mề đay từ kinh giới 1

Lá kinh giới;- Rượu trắng.

Các bước thực hiện cách chữa bệnh mề đay từ kinh giới 1:

Lá kinh giới các bạn cho vào cối giã nhỏ trộn với rượu trắng (rượu nấu) bôi ngay lên chỗ ngứa. Chỉ khoảng 5 phút sau khi bôi là hết sẩn ngứa ngay.

Cách chữa bệnh mề đay từ kinh giới 2

Chuẩn bị nguyên liệu cần có cho cách chữa bệnh mề đay từ kinh giới 2

Cây kinh giới;

Mảnh vải hoặc lưới vó gai.

Các bước thực hiện cách chữa bệnh mề đay từ kinh giới 2:

Bạn có thể lấy hết phần thân của cây kinh giới, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) thì càng tốt. Đem kinh giới cho lên chảo sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Sau đó bạn dùng mảnh vải đã gói kinh giới chà xát lên vùng da bị ngứa. Làm nhiều lần như vậy sẽ giúp trị ngứa rất tốt, nhanh chóng.

Cách chữa bệnh mề đay từ kinh giới 3

Nguyên liệu cần có cho cách chữa bệnh mề đay từ kinh giới 3:

Cây kinh giới;

Bèo cái, củ dáy dại (nếu có).

Các bước thực hiện cách chữa bệnh mề đay từ kinh giới 3:

Lấy cây kinh giới đem đun sôi dùng để xông hơi. Hoặc bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác gồm củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng, thổ phục linh (thái phiến), bèo cái (bỏ rễ), lá ba chục, tất cả dùng dưới dạng tươi mang đun nước để xông. Khi xông hơi các bạn cần tập trung hơi vào bộ phận bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm.

Xông như vậy 1 tuần 2 đến 3 lần.

Ngoài ra nếu bạn bị ngứa dày lên từng đám, chàm ngứa, ảnh hưởng đến toàn thân khó ngủ và kém ăn thì có thể áp dụng cách xông hơi này.

Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa bệnh mề đay mẩn ngứa

Nguyên nhân khiến nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay mẩn ngứa một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da. Bệnh thường hay xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa hè do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Ảnh minh họa

Bệnh có thể do di truyền mà chủ yếu là chứng dụi ứng do lạnh vì vậy nếu gia đình có người mắc bệnh mề đay mẩn ngứa thì có thể đó là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh này.

Do cơ thể người bệnh có sức đề kháng yếu nên không thể chống lại các tác nhân gây bệnh trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.

Do thói quen uống ít nước mỗi ngày khiến da khô, các chất độc trong cơ thể không được lọc thông qua hệ hống bài tiết khiến mề đay mẩn ngứa xuất hiện.

Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là nguyên nhân thường gặp nhất, phổ biến nhất, bao gồm: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, chao, rượu, bia, đồ uống có cồn, … thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.

Do dị ứng với rơm, phấn hoa, lông động vật hoặc có thể dị ứng với một số loại thuốc gây hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa.

Do nọc độc của một số loại động vật: Ong, kiến, sâu bọ, muỗi, rệp…

Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu. Người bệnh thường nổi mề đay mẩn ngứa khi thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh.

Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần. Hoặc các trường hợp có vi khuẩn, virus tồn đọng trong người thì tỷ lệ nổi đề đay mẩn ngứa thường cao hơn.

Do bệnh nhân mắc phả một số căn bệnh ác tính: bệnh mề đay có thể hình thành do một số căn bệnh ác tính như ung thư, cường giáp trạng, Luput ban đỏ…

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay mẩn ngứa tái phát

Những người có cơ địa nhạy cảm thường xuyên bị nổi mề đay mẩn ngứa khi đã điều trị khỏi thì vẫn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bệnh có cơ hội tái phát.

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tiếp xúc, ngăn ngừa phản ứng dị ứng nổi mề đay.

Tăng cường sức đề kháng: Chú ý tới chế độ ăn uống bổ xung đủ các chất giúp cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục thể thao đúng cách để hệ miễn dịch được củng cố giúp phòng ngừa bệnh nổi mề đay nhanh hơn .

Tham khảo ý kiến bác sĩ để kịp thời phát hiện sử lý những dấu hiệu sớm mà bệnh gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nổi mề đay mẩn ngứa là căn bệnh hoàn toàn có thể chữa và phòng ngừa tái phát được, nếu như bạn tìm ra thủ phạm gây bệnh thì khả năng phòng tránh được bệnh là 99%. Hi vọng với những thông tin bài viết chúng tôi cung cấp sẽ giúp nhiều người chưa hiểu về căn bệnh có cái nhìn đúng về bệnh hơn.

Nổi mề đay vì dị ứng với trứng

Trứng là thực phẩm tốt cho sức khỏe và được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hợp với món ăn này, đặc biệt là những người bị dị ứng

Ảnh minh họa

1. Triệu chứng

Các triệu chứng dị ứng trứng thường xảy ra một vài phút đến vài giờ sau khi ăn trứng. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp khi bạn hoặc người thân bị dị ứng với thực phẩm này: phản ứng ở da như sưng, phát ban, nổi mề đay hoặc eczema, thở khò khè hoặc khó thở, chảy nước mũi, nước mắt hoặc hắt hơi, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ nhưng trường hợp này ít gặp.

2. Chẩn đoán

Nhiều phương pháp chẩn đoán dị ứng trứng sẽ được đưa ra như chích thử nghiệm da và xét nghiệm máu. Chích thử nghiệm da: Trong thử nghiệm này, da bị chích tiếp xúc với một lượng nhỏ protein trong trứng, thường là vùng da trên lưng hay cánh tay.

Nếu bị dị ứng trứng, một vết sưng tấy, mẩn đỏ trong vòng 15-20 phút tại điểm kiểm tra. Xét nghiệm máu (IgE kháng thể) có thể đo lường phản ứng của hệ miễn dịch với trứng bằng cách kiểm tra số kháng thể trong máu. Thử thách thực phẩm: Dưới sự giám sát y tế, bạn sẽ ăn một lượng nhỏ trứng để kiểm tra phản ứng. Nếu không có gì xảy ra, bạn sẽ tiếp tục ăn nhiều trứng hơn và tiếp tục được theo dõi.

Theo dõi thực phẩm hoặc chế độ ăn uống: khi bị dị ứng mà chưa rõ nguyên nhân, bạn thường loại bỏ trứng hoặc một số thực phẩm quen thuộc khác. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng biến mất khi bạn không còn ăn trứng và lại xuất hiện khi tiếp tục sử dụng trở lại, chắc chắn bạn đã bị dị ứng với món này.

3. Phương pháp điều trị

Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng là tránh ăn trứng hoặc các sản phẩm có trứng như súp đóng hộp, salad trộn, kem, thịt viên hay bánh mì thịt. Vì vậy, trước khi sử dụng, cần phải đọc hướng dẫn và thành phần trên các sản phẩm. Tuy nhiên, một số trường hợp người dị ứng vẫn có thể chịu đựng được các loại bánh nướng và thực phẩm có chứa trứng đã được nấu chín trong thời gian dài ở nhiệt độ cao.

Thuốc kháng histamin có thể làm giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng khi bị dị ứng nhẹ (ngứa). Nếu có nguy cơ bị phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, các bác sĩ có thể phải thực hiện khẩn cấp tiêm epinephrine.

Những triệu chứng của sốc phản vệ là khó thở, sưng cổ họng, chóng mặt, giảm huyết áp đột ngột. Ngay khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh cần phải được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để theo dõi các triệu chứng có thể tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa

Bệnh mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay được xem là một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da, hay xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa hè do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh khiến bệnh nhân cảm giác mệt mỏi, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động, làm việc. Chính vì vậy những tìm hiểu về nguyên nhân triệu chứng bệnh mề đay để chủ động phòng ngừa, chữa trị đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với những yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính tại trung bì. Mề đay là bệnh ngoài da phổ biến, do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, dễ nhận biết nhưng lại rất khó tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh

Căn nguyên gây bệnh nổi mề đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh, có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân nổi mề đay cùng kết hợp. Một số căn nguyên thường gặp là:

Bệnh nổi mề đay thông thường

Nguyên nhân nổi mề đay do thức ăn

Ảnh minh họa
Có nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật có thể gây nổi mề đay. Những thức ăn thường gặp là cá biển, tôm cua, sò, ốc, sữa, trứng, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, đồ uống lên men (rượu, bia), sô-cô-la, cà chua, cải xoong, dưa chuột, khoai tây, đồ hộp.

Cách điều trị bệnh bạch biến tận gốc vĩnh viễn

Nguyên nhân nổi mề đay do thuốc

Trong nhiều trường hợp, thuốc chính là nguyên nhân nổi mề đay. Tất cả các loại thuốc và các đường đưa thuốc vào trong cơ thể đều có thể hình thành bệnh nổi mề đay

Thường gặp nhất là nhóm thuốc bêta-lactam, sau đó là nhóm macrolid, chloramphenicol, cyclin. Các thuốc chống viêm không steroid; các loại vắcxin, huyết thanh; các vitamin; thuốc chống sốt rét; thuốc ức chế men chuyển đều có thể là yếu tố gây nổi mề đay.

Các thuốc chống dị ứng như prednisolon, dexamethason, glucocorticoid, các kháng histamin tổng hợp như theralen, clarytin,…cũng gây mề đay.

Mề đay do thuốc diễn ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau quá trình dùng thuốc vài ngày, có thể đơn thuần hoặc kèm theo sốt, nổi hạch, đau khớp.

Nguyên nhân nổi mề đay do nọc độc: mề đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với những vết đốt của một số côn trùng như muỗi, bọ chét, ong, mòng, kiến, sâu bọ.

Nguyên nhân nổi mề đay do tác nhân đường hô hấp: mề đay có thể xuất hiện khi người bệnh hít phải những chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, rơm rạ, bụi kho, lông vũ, men mốc, khói thuốc.

Nguyên nhân nổi mề đay do nhiễm trùng: mề đay có thể hình thành do nhiễm virút như viêm gan siêu vi C, B; nhiễm vi khuẩn ở tai, họng, mũi,;bộ phận tiêu hóa, miệng, răng, tiết niệu- sinh dục, hoặc nhiễm ký sinh trùng đường ruột hay nấm Candida ở da và nội tạng.

Nguyên nhân nổi mề đay do tiếp xúc với các chất hữu cơ hay hóa học: bệnh nổi mề đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại son, phấn, mỹ phẩm, nước hoa, thuốc sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, móng chân, xà phòng, hóa chất….Các chất tạo màu thực phẩm hay các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây nổ mề đay.

Những thông tin về bệnh mề đay

Triệu chứng nổi mề đay bắt đầu ngay sau khi da tiếp xúc đột ngột nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh. Mặc dù các triệu chứng có thể bắt đầu trong thời gian tiếp xúc với lạnh, các triệu chứng của mề đay lạnh thường tồi tệ hơn trong thời gian tái làm ấm da tiếp xúc. Đa số các phản ứng nổi mề đay lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ thấp hơn 4,40C, nhưng một số người có thể có phản ứng với nhiệt độ ấm hơn. Điều kiện ẩm ướt và gió có thể làm nhiều khả năng nổi mề đay.

Ảnh minh họa
Dấu hiệu mề đay và các triệu chứng có thể bao gồm:

Hơi đỏ, ngứa phát ban (wheals) trên diện tích da tiếp xúc với lạnh. Wheals thường kéo dài khoảng nửa giờ.

Sưng tay khi đang nắm giữ các đối tượng lạnh.

Sưng môi khi ăn thực phẩm lạnh.

Trong trường hợp hiếm nặng, sưng lưỡi và họng, có thể chặn thở (phù nề).

Ở một số người, phản ứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Điều này được biết đến như một phản ứng có hệ thống.

Các dấu hiệu và triệu chứng của một phản ứng nghiêm trọng bao gồm:

- Bất tỉnh.

- Ớn lạnh.

- Nhịp tim nhanh.

- Sưng chân tay hoặc thân.

Đối với những người có mề đay lạnh, tiếp xúc với lạnh có thể nguy hiểm. Các phản ứng tồi tệ nhất thường xảy ra với các tiếp xúc với da toàn thân, chẳng hạn như bơi trong nước lạnh. Một phát hành lớn của histamine và các hóa chất hệ thống miễn dịch khác là nguyên nhân giảm huyết áp đột ngột có thể dẫn đến ngất xỉu, sốc và trong trường hợp hiếm có thể tử vong. Trong trường hợp bơi nước lạnh, đuối nước có thể được gây ra mất ý thức.

Các mức độ nghiêm trọng của triệu chứng nổi mề đay lạnh rất khác nhau. Một số người có phản ứng nhỏ, trong khi những người khác có phản ứng nặng. Cũng không thể nói thời gian hồi phục tốt hơn. Trong một số trường hợp nổi mề đay lạnh kéo dài sau vài tháng. Trong trường hợp khác nó kéo dài nhiều năm trước khi nó được cải thiện.

Nếu có phản ứng da sau khi tiếp xúc lạnh, hãy gặp bác sĩ. Ngay cả khi các phản ứng đều nhẹ, bác sĩ sẽ muốn loại trừ bất kỳ điều kiện cơ bản mà có thể gây ra vấn đề.

Tìm nơi chăm sóc khẩn cấp nếu phản ứng nặng sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột. Nhận trợ giúp ngay nếu:

Cảm thấy choáng váng.

Có khó thở.

Cảm thấy cổ họng như sưng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của mề đay lạnh không rõ ràng. Một số người xuất hiện có các tế bào da quá nhạy cảm, hoặc là do một đặc điểm thừa hưởng hoặc gây ra bởi một loại virus hay bệnh tật khác. Tiếp xúc với lạnh, kích thích sản xuất histamine và các hóa chất hệ thống miễn dịch khác vào da gây mẩn đỏ, ngứa và các triệu chứng khác.

Yếu tố nguy cơ

Lạnh nổi mề đay có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, cho dù nữ hoặc nam giới. có nhiều khả năng có mề đay lạnh nếu:

Là một đứa trẻ hay người lớn trẻ tuổi. Một loại được gọi là nổi mề đay tái lại xảy ra ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi. Đây là loại phổ biến nhất của mề đay, và nó thường tự được cải thiện trong vòng 2 - 3 năm.

Gần đây đã có nhiễm virus. Mycoplasma viêm phổi và bạch cầu đơn nhân có liên quan đến mề đay lạnh.

Có một tình trạng sức khỏe cơ bản. Được biết đến như nổi mề đay thứ cấp, loại này ít phổ biến của mề đay lạnh có thể được gây ra bởi một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm gan hoặc ung thư.

Bạn có một số đặc điểm di truyền. Hiếm khi, nổi mề đay lạnh được liên kết với một điều kiện được thừa kế gia đình được gọi là hội chứng autoinflammatory lạnh. Tình trạng này gây đau đớn và triệu chứng giống cúm sau khi tiếp xúc với lạnh.