Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Cách chữa bệnh mề đay mãn tính

Mề đay (mày đay) là một bệnh dị ứng da phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có thể nói đây là căn bệnh mà gần như ai cũng từng ít nhất một lần mắc phải trong cuộc đời. Bệnh có nhiều phương pháp chữa tuy nhiên không phải cách chữa nào cũng mang lại hiệu quả triệt để. Và với hầu hết người bệnh, họ có chung một thắc mắc rằng tại sao cứ uống thuốc chống dị ứng thì bệnh biến mất nhưng sau đó bệnh vẫn liên tục tái phát gây ra rất nhiều phiến toái trong sinh hoạt. Vậy nguyên nhân do đâu và liệu có cách nào có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này? Hãy cùng chúng tôi theo dõi đáp án từ các chuyên gia da liễu trong bài viết dưới đây. 

Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát 

Mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng… tác động vào cơ thể. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng thưòng gặp nhiều ở chị em phụ nữ bởi cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài và mề đay thường xuất hiện ở những người mà khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch kém, chức năng gan và thận không tốt. Bệnh phổ biến và xảy ra trên 20% dân số. 


Ảnh Internet

Hiện tượng mề đay, mẩn ngứa thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường hay ăn những đồ ăn lạ… gây ngứa ngáy rất khó chịu kèm theo tái phát nhiều lần làm giảm thẩm mỹ và ảnh hưởng rất lớn đến mọi sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị mề đay hiện nay mới chỉ dừng lại là điều trị triệu chứng với việc người bệnh có thể sử dụng những thuốc kháng histamin và loại bỏ nguyên nhân. Nhưng trên thực tế có nhiều tình huống không thể loại bỏ nguyên nhân được. Đối với những người gan thận không tốt thì việc dùng thuốc dị ứng lại phải rất thận trọng. 

Đây chính là vòng luẩn quẩn và là nguyên nhân làm cho mề đay ngày càng nặng và hay tái phát. 

Để chữa trị chứng bệnh này theo quan điểm Y học cổ truyền là phải điều trị tận gốc . Như vậy phải tăng cường chức năng gan tức tăng khả năng giải độc, tăng cường chức năng thận tức tăng khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và tăng cường năng lượng tế bào giúp bảo vệ tế bào chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập tức tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Trong Y học cổ truyền người ta thường dùng thảo dược và các chất chiết xuất từ thảo dược để điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể làm cho dị ứng thuyên giảm. 

Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh nổi mề đay từ Tây y đến Đông Y và hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi. Tuy nhiên để chữa khỏi căn bệnh này và không bị tái lại đòi hỏi người bệnh phải tìm đúng sản phẩm và phương pháp điều trị. Với Tây Y chỉ chữa được phần ngọn nên cứ ngưng thuốc là bệnh lại bị tái lại. Chỉ có thuốc Đông Y mới chữa được tận gốc căn bệnh này bằng phương pháp giải độc, cải thiện chức năng gan thận, điều hòa khí huyết. 

Vậy phương pháp điều trị mề đay dị ứng theo Đông y như thế nào? 

Điều trị mề đay bằng Đông y là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân bởi tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này đem lại. Thuốc Đông y là những dược liệu hoàn toàn từ tự nhiên, có khả năng điều trị tận gốc, ngăng ngừa tái phát đồng thời mang lại vẻ đẹp mịn màng, tươi trẻ cho làn da. 

Có rất nhiều bác sĩ đông y, lương y điều mề đay bằng thuốc đông y rất hiệu quả, trong đó phải kể đến lương y Nguyễn Hường - Trung tâm Phát Triển và Ứng Dụng Các Tiến Bộ Đông y, đã và đang trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho những người bị mề đay. Hàng triệu người bị mề đay đã tin tưởng tìm đến Lương y Nguyễn Hường và đều khỏi dứt điểm. Với bài thuốc trị mụn gia truyền kết hợp cả uống trong và bôi đắp bên ngoài, giúp điều trị mề đay từ sâu căn nguyên. 

Những Tấm gương chữa bệnh mề đay khỏi dứt điểm nhờ thuốc của lương y Nguyễn Hường: 

Chị Hoàng Thùy – Tân Phú - HCM 

"Nói đến mề đay phải kể đến con gái mình. Bây giờ mỗi lần nghĩ lại mình vẫn rùng mình. Con gai mình bị hơn nửa năm, mỗi ngày nổi khoảng 2-3 lần, từng mảng to đùng, cồm cộm, đỏ và ngứa vô cùng. Mình đưa đi khám đủ kiểu từ khoa dị ứng BV Bạch Mai, Bệnh viện da liễu TW, BV da liễu HÀ Nội, khám từ bs bình thường đến giám đốc, phó GĐ bệnh viện, thử đủ các loại dị nguyên tìm nguyên nhân, cho hết chó mèo, bôi hết 3 tuyp Phenagan, tắm lá, tắm sữa tắm dành cho da dị ứng...nói chung là làm đủ mọi cách. Kết quả là được bs kê đơn thuốc dị ứng uống vô thời hạn. Con mình uống thuốc nhiều quắt cả người, xót ruột vô cùng. Mình còn chụp ảnh con để gặp ai cũng lôi ra kể lể xem ai có bài thuốc gì hay họ chỉ cho. Vừa may cho mình lại cũng vừa không may, ( k may vì mình phát hiện ra thuốc muộn quá và người có thuốc lại là người ngay cạnh ngày nào mình cũng gặp nhưng lại bỏ qua k thèm hỏi, thế mới đau.




Cậu này là bảo vệ ở trường mình, mẹ cậu trước cũng bị mề đay, 5 năm trời bị bệnh cũng chữa đầy đủ các phương pháp, sau cùng cũng được ng quen giới thiệu cho bác sĩ đông y ở Hà Nội, tên là Nguyễn Hường, làm việc ở trung tâm đông y gì gì đó. Mình mới xin số điện thoại và địa chỉ của lương y Hường đó, hôm chủ nhật được nghỉ, 2 mẹ con bắt xe lên Hà Nội, tìm đến trung tâm của lương y Hường để khám và lấy thuốc. Con gái mình uống đúng 2 lọ thuốc, trong 12 ngày, vừa uống vừa đắp lên những vùng da bị nổi ngứa, thế mà hết đấy. Nói thật trước khi cho con uống mình cân nhắc kỹ lắm, cũng tìm hiểu rất kỹ và phải lặn lội đến tận nơi, thấy trung tâm có cơ sở vật chất khá khang trang, bác sĩ chuyên môn tốt, nên mình mới quyết định lấy thuốc, cũng không quên hỏi han cẩn thận về triệu chứng, về kq sau uống thuốc, về tác dụng phụ nếu có...sau đó mới dám liều ). Cảm ơn lương y Nguyễn Hường rất nhiều".


Chị Trần Thị Oanh - Xã Tam Hiệp - Huyện Phúc Thọ - Hà Nội





"Mình bị nổi mề đay thường xuyên từ khi sinh bé thứ 2. Nhất là hồi mới sinh, mình ngứa ngáy khắp mình, phát khổ sở. Mình cố chịu đựng đến khi bé gần 4 tháng thì đi cắt thuốc ở viện y học dân tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bác sĩ cho rất nhiều thuốc đông y mát gan bổ thận gì đó nhưng mình uống chỉ thấy hơi đỡ đỡ, tức là không ngứa nhiều như trước nhưng vẫn không khỏi hẳn. Mình uống thuốc một thời gian thì thôi vì thấy mất công quá, phải sắc thuốc hằng ngày. 

Mình biết tới lương y Hường đây qua 1 bài báo trên mạng internet, mình thấy nhiều ng khen, ca ngợi, cảm ơn nên cũng gọi điện cho lương y, lúc đó bé nhà mình được 1,5 tuổi rồi, nên mình cai sữa và uống và đắp thuốc nhà lương y Hường, sau có 1 tháng mình ngừng thuốc mà khỏi dứt điểm từ ngày đó tới h. 

MìnhGiờ thì đỡ ngứa hơn. Mình nghĩ nếu mà bệnh chỉ xuất hiện từ sau khi sinh bé thì chắc là sau một thời gian sẽ biến mất hoàn toàn"


Chị Nguyễn Thùy Linh - Nhân Viên hành chính Nhân sự Huyện Kim Bảng - Hà Nam

Tớ cũng từng bị mề đay mãn tính đấy, sau khi sinh cháu được 4 tháng thì bị luôn. Căn bệnh này hành hạ mình trong 6 tháng liền, tốn bao nhiêu xiền đi siêu âm, xét nghiệm máu để xem có bị gan, tim gì đó không. Mua thuốc chống dị ứng để uống thì có đỡ nhưng sang ngày hôm sau lại vẫn phát ban trở lại. Ngứa vô cùng. Khổ vô cùng. Về sau, mình biết lương y Nguyễn Hường đây, đến khám và lấy thuốc khoảng 1/2 tháng thì khỏi hẳn, cảm ơn lương y, trước đó ko biết đến lấy thuốc của lương y nên chịu khổ 6 tháng ròng

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Người mắc bệnh mề đay có nguy hiểm không ?

Bệnh mề đay là một bệnh lý về da thường gặp ở mọi lứa tuổi không ngoài trừ giới tính. Với các triệu chứng lâm sàn như nổi ban đỏ theo từng vùng trên bề mặt da sưng tấy và có biểu hiện ngứa ngáy liên tục. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể như mông đùi, mặt rồi cả lưng, ngực chân hoặc tay.

Chính những điều này đã làm cho người bệnh có suy nghĩ rằng bệnh mề đay có nguy hiểm không? Bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng hay không?

Để giải quyết cho vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.



Thông tin
Hình ảnh mang tính chất minh họa 
Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Bệnh mề đay không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh mà nó chỉ tác động gây những ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng của bệnh như đã nói trên là phát ban, mụn đỏ và mẩn ngứ khắp nơi gây mệt mỏi suy nhược thần kinh dẫn đến stress rất cao. Ngoài ra còn một số trường hợp sức đề kháng quá yếu cộng thêm việc quá sợ, lo nghĩ nhiều nên bệnh càng phát triển thậm chí làm cho người bệnh mất ngủ hàng đêm hoặc nặng hơn thị bị ngất lịm do kiệt sức.

Nhiều người bị nổi mề đay nhưng lại coi thường sử dụng các biện pháp hỗ trợ chữa trị bệnh tạm thời hoặc không đúng cách thì bệnh rất dễ tái phát và nặng hơn. Khi đó, bệnh nhân nổi mề đay sẽ chuyển sang các triệu chứng nặng hơn như phù mạch, nổi sưng phù, chân tay cũng bị sưng tấy, có trường hợp bị tụt huyệt áp, đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa, mề đay trong đại tràng và bị các biểu hiện viêm phổi.

Hiện tượng đó là do lượng dịch trong máu được tiết xuất ra liên tục nên làm cho người bệnh ở trong tình trạng mất nước khá nghiêm trọng, phù thanh khí quản và khó thở. Lúc này bệnh có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở phòng khám gần nhất để được cứu hỗ trợ chữa kịp thời.

Vì vậy, người bị nổi mề đay không được coi thường bệnh. Nếu gặp một trong hai trường hợp dấu hiệu bệnh mề đay biến chứng: người bệnh bị khó thở hoặc người bệnh bị đau bụng cấp thì dứt khoát người bệnh cần được đưa đi cấp cứu lập tức kịp thời đê không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.






Bệnh mề đay đối với hiện tượng ngứa da

Bị ngứa da đối xứng là do mắc bệnh gì?

Thông tin về bệnh
Hình ảnh mang tính chất minh họa 
Bị mề đay: Thường xảy ra đột ngột khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, khói bụi, phấn hoa, hải sản, thuốc… và biến mất trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài hơn 1 tuần, phụ thuộc vào mức độ bệnh. Thông thường, vị trí da dị ứng bị nổi mẩn đỏ (hay còn gọi ban đỏ) rất ngứa và có xu hướng lan rộng khắp người.

Dầy sừng nang lông: các lỗ chân lông to, tạo cồi, rời rạc; thường đối xứng ở mặt ngoài cánh tay và mặt trước đùi; ban đầu không ngứa nhưng nếu hay gãi lên cho bong tróc thì vi khuẩn vào sẽ gây ngứa ngáy khó chịu

Hình ảnh
Chàm nang lông: Bệnh chàm làm lỗ chân lông to, dầy sừng, kèm ngứa; thường đối xứng ở 2 bên đầu gối, cùi chỏ; da khô, nhất là ở lòng bàn tay , bàn chân.

Hình ảnh mang tính chất minh họa 
Các bước cần thực hiện để mau khỏi bệnh

Bước 1: Tắm bằng nước ấm 1 ngày/2 lần, dùng loại xà bông tắm thơm nhẹ và không có chất tẩy mạnh, không chà xát mạnh nơi bị ngứa và tuyệt đối không gãi lên vết ngứa.

Bước 2: Giặt và phơi lại toàn bộ quần áo, chăn nệm, khăn mặt ngoài ánh sáng mặt trời, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

Bước 3: Bổ sung vitamin cho cơ thể, ăn các loại trái cây như táo, dứa, cam,.. ăn nhiều rau xanh và cá, tránh xa các thực phẩm có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Bước 4: Uống nhiều nước, uống thêm nước trà xanh, nước chanh để giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Bạn nên thực hiện các bước trên, nếu không thấy thuyên giảm thì nên đi gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện chính xác bệnh và chữa trị hiệu quả.
 


Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Mẹo chữa bệnh mề đay chỉ 1 nắm rau ngoài chợ

Có nhiều người có thể do cơ địa yếu, dễ mẫn cảm với các yếu tố được cho là tác nhân gây bệnh nên thường gặp phải tình trạng mả ngứa, khó chịu trên da. Với các biểu hiện rõ ràng nhất là từng mảng mẩn đỏ xuất hiện trên bề mặt da, ngứa ngáy, khó chịu theo bệnh nhân suốt cả ngày. Khi không may gặp phải tình huống đó, lời khuyên mà chúng tôi dành cho các bạn đó là hãy bình tĩnh để lựa chọn biện pháp thích hợp để điều trị. Thay vì tìm đến các loại thuốc kháng sinh, các bạn có thể dễ dàng loại bỏ các triệu chứng phiền toái của căn bệnh này chỉ bằng một nắm lá cây mà các bạn có thể mua ở ngoài chợ - Đó là bài thuốc từ lá cây kinh giới.

Đặc điểm và công dụng của kinh giới

Cách chữa
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Trong dân gian kinh giới là một loại rau thơm được nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó đây cũng là một thải dược được sử dụng để làm thuốc rất tốt. 

Kinh giới có đặc điểm tự nhiên là mọc thẳng, cao trung bình từ 30 – 50 cm, có thân vuông. Hoa của kinh giới có màu tím nhạt, mọc thành bông ở phần đầu cành. Người ta đã nghiên cứu và chứng minh được kinh giới có chứa các tinh dầu có khả năng trị cảm cúm, sốt và cầm máu rất tốt.... 

Để sử dụng kinh giới chữa mẩn ngứa mề đay, các bạn có thể thực hiện như sau: 

Các bạn chuẩn bị các nguyên liệu chính đó là:

Một nắm cây kinh giới

Rượu trắng

Rượu Trắng tốt cho bệnh mề đay
Đầu tiên, các bạn sơ chế sạch sẽ kinh giới và cho vào giã nát để lọc lấy nước cốt. Sau đó, các bạn sử dụng một chút rượu trắng trộn cùng với nước kinh giới vừa thu được. 

Khi sử dụng, các bạn làm sạch vùng da đang bị mẩn ngứa và lau khô, sau đó các bạn thoa đều hỗn hợp nước kinh giới và rượu lên. Với cách chữa nổi mề đay này, chỉ cần các bạn kiên trì thực hiện, tình trạng mẩn ngứa kéo dài sẽ không còn là nỗi lo đáng sợ của bạn nữa.

Ngoài ra, các bạn cũng nên biết rằng, trong dân gian chúng ta còn có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên khác mà các bạn có thể tham khảo để áp dụng như sử dụng lá khế, lá giềng, lô hội.... Hầu hết những cách chữa mẩn ngứa từ dân gian đều sử dụng các thảo dược tự nhiên nên rất lành tính và an toàn cho người bệnh khi sử dụng.

Tham khảo thêm : Hành trình dài điều trị và may mắn chữa khỏi dứt điểm bệnh mề đay  Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp cho lương y Nguyễn Hường ở Trung tâm phát triển và ứng dụng các tiến bộ Đông Y để được tư vấn miễn phí . 

Chúc bạn ngày mới vui vẻ !


Tình trạng da vẻ nổi có nguy hiểm không ?

Chào các bác sĩ em là Ngọc Hương 26 tuổi, mấy tháng trở lại đây da em có những triệu chứng bất thường. Cứ mỗi khi ngứa ngáy mà đưa tay gãi hoặc vô tình quẹt mạnh vào đâu là tay em hiện lên những vết hằn hình thù kì quái, nó thì không gây ra đau đớn gì và cũng tự mất đi trong khoảng 10-15 phút tuy nhiên lại nhìn rất là đáng sợ. Em có lên mấy diễn đàn tìm hiểu thì nhiều người nói với em rằng em mắc phải bệnh da vẽ nổi. Các bác sĩ cho em hỏi bệnh da vẽ nổi là gì? Và nó có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe không ạ?

Hỏi đáp
Hình ảnh mang tính chất minh họa 
Lương y Nguyễn Hường trả lời !

Chào em!

Tình trạng da vẽ nổi là 1 dạng rối loạn chức năng da, tình trạng này chỉ chiếm khoảng 2-5% dân số (đây được xem là 1 loại phổ biến của mề đay. Khi bị da nổi vẽ da của người bệnh sẽ nổi hằn lên mỗi khi chạm, cọ xát vào da. Trong y học gọi nó là mề đay vật lý.

Triệu chứng nổi hẳn xuất hiện là do tế bào mast tự sản xuất histamine dù không hề xuất hiện bất kì kháng nguyên nào khiến da bị sưng lên và bị dị ứng, các triệu chứng nổi hằn này sẽ tự động biến mất trong khoảng từ 15-30 phút mà không cần phải uống thuốc hay điều trị gì. Chỉ có một số ít trường hợp tình trạng ửng đỏ, hằn da kéo dài vài giờ.

Em không cần quá lo lắng vì bệnh này không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe. Bệnh cũng không có tính lây lan hoặc lây nhiễm gì. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được, gần như 95% các trường hợp mắc phải căn bệnh này không thể điều trị được triệt để, bệnh có thể tự khỏi hoặc bệnh nhân phải chung sống với nó suốt đời.

Biện pháp duy nhất hiện nay là hãy chung sống hòa bình chung với nó, nếu bị nổi hằn mà không gây ngứa ngáy nhiều thì cũng không cần phải uống thuốc gì. Em nên lựa chọn quần áo rộng rãi, chất liệu tốt, dễ thấm hút mồ hôi để không gây kích ứng da. Nếu tình trạng da vẽ nổi xuất hiện với tần xuất nhiều thì nên đến bệnh viện để bác sĩ chỉ định thuốc uống phù hợp.


Chúc các bạn thành công !

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Bị nổi mẩn đỏ trên mặt là do đâu


Bỗng nhiên bạn phát hiện da mặt nổi những nốt mẩn đỏ và rất ngứa. Vậy, da măt bị nổi mẩn đỏ và ngứa là do đâu? Nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh mà cứ mua thuốc uống bừa sẽ khiến những nốt mẩn đỏ lan rộng và càng nặng thêm. Phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và tìm đúng cách chữa trị thì mới có hy vọng thoát khỏi những nốt mẩn đỏ tai hại này.

Thông tin

Bệnh mề đay

Da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa là do đâu?

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc da mặt nổi mẩn đỏ và ngứa. Đó là do các tác nhân bên ngoài (bệnh ngoài da) và các nhân tố ảnh hưởng từ bên trong cơ thể.

Các tác nhân bên ngoài làm da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa

– Dị ứng da: Do da mặt tiếp xúc trưc tiếp với: khói, bụi, hơi, nước hoa, mỹ phẩm,.. có những thành phần độc hại, khiến da măt trở nên sần sùi khó chịu, có thể gây ngứa và nặng hơn là các nốt sần nhanh chóng đỏ lên, lan rộng khắp mặt.

– Mề đay: Là bệnh dị ứng mà nguyên nhân là vì thời tiết thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, do ăn những thực phẩm có chứa những thành phần không hợp với cơ địa (tôm, cua, thịt bò, nhộng tằm, cá ngừ,…), hoặc thực phẩm đã hết hạn sử dụng. Mề đay có thể lan rộng khắp than thể và có khi nổi thành mảng lớn.

– Nấm da: Môi trường sống không sạch sẽ, nguồn nước nhiễm khuẩn cũng là một nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ và còn các bệnh như ghẻ lở, viêm nhiễm,…
Các nhân tố bên trong

– Bệnh thận: Suy thận là một trong những nguyên nhân dễ gây ra bệnh mẩn đỏ và ngứa trên mặt và khắp cơ thể nhất. Khi hè đến, không khí oi nồng khó chịu khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.

– Bệnh gan: Chức năng gan suy giảm khiến cơ thể không đào thải hết độc tố cũng khiến mặt và cơ thể sinh ra mẩn đỏ và ngứa.

– Những bệnh khác như thiếu sắt trong máu, tiểu đường, cường tuyến giáp cũng khiến cơ thể phát sinh bệnh này.

Cách điều trị da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa

Cần làm theo các bước sau để kiểm soát mẩn đỏ không lan rộng khắp mặt và khắp cơ thể, chữa trị mề đay mẩn ngứa tận gốc:

– Bước 1: Tuyệt đối không gãi lên các nốt mẩn đỏ mặc dù rất ngứa. Nếu đang dùng mỹ phẩm thì ngưng sử dụng ngay lập tức.

– Bước 2: Dùng khăn thấm nước lạnh và đắp lên vết mẩn đỏ, có thể khiến cơn ngứa ngáy thuyên giảm.

– Bước 3: Tránh việc đi tắm quá nhiều, điều này sẽ khiến da khô và cơ thể mất nước.,. làn da sẽ bong tróc ra.

– Bước 4: Bổ sung cho cơ thể vitamin C và khoáng chất, vitamin C chống oxi hóa làm tăng sức đề kháng, mẩn đỏ sẽ biến mất nhanh chóng.

– Bước 5: Bỏ ngay việc thức khuya, kiêng ăn các loại thực phẩm như tôm, cua, chocolate, trứng, các loại có tiêu và ớt,…Hạn chế uống các loại nước uống có chất kích thích như: cà phê, rượu, bia,…

– Bước 6: Nếu các nốt mẩn đỏ trên mặt và trên cơ thể không có dấu hiệu thuyên giảm, nhanh chóng gặp bác sĩ, dùng thuốc theo hướng dẫn. Không nên dùng những bài thuốc dân gian chưa qua kiểm nghiệm vì có thể không có tác dụng mà còn dễ gây nhiễm trùng da.

Cách phòng tránh da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa hiệu quả nhất!

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Sau khi mẩn đỏ và ngứa đã hết, không có lý do gì khiến chúng không quay lại. Vì thế, bạn nên học cách phòng tránh để không mắc phải căn bệnh kinh khủng này trên mặt và trên cơ thể.

– Thay đổi thoái quen xấu như thức khuya, ăn uống không khoa học. Nên tìm đến các thực phẩm có lợi như rau xanh, trái cây,… uống nhiều nươc lọc (2-3 lít mỗi ngày) sẽ làm cho bạn có cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.

Muốn tránh các tác nhân gây mẩn đỏ và ngứa từ bên ngoài thì bạn nên dọn dẹp cho mình môi trường sống hợp vệ sinh, tránh xa các loại mỹ phẩm, nước hoa,… không rõ nguồn gốc, không ăn những thức ăn không hợp với cơ địa bản thân và luôn bảo vệ khuôn mặt bằng khẩu trang khi đi ra ngoài . 

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

4 Bài thuốc chữa bệnh mề đay tại nhà nhanh và hiệu quả

Mề đay là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh dị ứng ngoài da. Vậy làm sao để nhận biết được bệnh mề đay? Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu tác nhân và các dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mề đay.

Điều trị bệnh
Hình ảnh mang tính chất minh họa

Nguyên nhân làm bệnh mề đay mẩn ngứa mẩn ngứa:

Nổi mề đay mẩn ngứa là 1 phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da. Bệnh thường hay xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:

Bệnh có thể do di truyền mà chủ yếu là chứng dị ứng do lạnh bởi vậy nếu như gia đình có người nhà mắc noi me day thì có thể đó là tác nhân khiến bạn mắc bệnh này.

Một số loại trà thảo dược điều trị nổi mề đay

Do cơ thể người bệnh có hệ miễn dịch yếu nên chẳng thể chống lại những tác nhân gây bệnh trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.

Do thói quen uống ít nước mỗi ngày khiến cho da khô, các chất độc trong cơ thể không được lọc thông qua hệ hống bài tiết làm mề đay mẩn ngứa xuất hiện.

Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là tác nhân thường gặp nhất, phổ biến nhất, bao gồm: tôm, cua, ốc, sò, nghêu, ghẹ, ba ba, cá biển, thịt bò, trứng, sữa, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, rượu, bia, đồ uống có cồn, … thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.

Do dị ứng với rơm rạ, bụi phấn hoa, lông động vật hoặc có thể dị ứng với một số loại thuốc gây hiện tượng bệnh mề đay mẩn ngứa mẩn ngứa.

Do nọc độc của một vài loại động vật: Ong, kiến, muỗi, rệp…

Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần. Hoặc những trường hợp có vi khuẩn, virus tồn đọng trong người thì tỷ lệ nổi đề đay mẩn ngứa thường cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay mẩn ngứa:

Ngứa nhiều: Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Ban đầu người bệnh sẽ có cảm giác ngứa nhẹ sau đó rất khó chịu, cảm giác ngứa kèm theo nóng rát, khi gãi nhiều có thể gây ra những tổn thương như xước da, mụn mủ bội nhiễm rất nguy hiểm.

Nổi sẩn: Nổi sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể, có thể gây phù lớn, sau vài phút hoặc vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết và không gây ra thương tổn trên da nếu bạn không gãi. Vết sẩn có thể nổi ở chỗ này lặn ở chỗ khác không định vị rõ.

Mề đay xuất hiện: các thương tổn mề đay nếu như xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc bao tử bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn, nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải cấp cứu kịp thời.

Nếu có các biểu hiện của bệnh mề đay, bạn nên tìm ngay cho mình những loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa an toàn và hiệu quả nhất. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên dùng thuốc Đông y để đảm bảo sự an toàn.

Mề đay là bệnh ngoài da không khó để nhận biết, do đó bạn nên hết sức quan tâm. Nếu như bị bệnh, bạn phải trị ngay, tránh để tình trạng bệnh kéo dài.



Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Nguyên nhân nổi mày đay mẩn ngứa

Nổi mề đay mẩn ngứa do nhiều nguyên nhân làm xuất hiện các nốt đỏ rải rác, sưng ngứa khó chịu cho người bệnh

Thông Tin
Bệnh mề đay

Những nguyên nhân nổi mày đay thường gặp như bị mũi, rệp đốt, tiếp xúc với phấn hoa, nước, gió lạnh… Bệnh nổi mày đay có thể biến chứng tổn thương niêm mạc đường hô hấp gây khó thở, đau bụng…

Nổi mày đay thường xuất hiện từng đợt, mỗi đợt không quá vài ba ngày, có nhiều trường hợp bệnh tái phát liên tục trở thành mãn tính.

Các dạng nổi mày đay mẩn ngứa

Mày đay thông thường. Xuất hiện đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào những mảng sưng đỏ, hồng, ngứa ngáy. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

Phù mạch. Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng, cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mày đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

Da vẽ nổi. Còn gọi là mày đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay.

Muốn điều trị dứt điểm nổi mày đay phải tìm được nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân đó. Tuy nhiên việc tìm nguyên nhân nhiều khi rất khó.

Chúc các bạn có một ngày vui vẻ . 



Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh mề đay mẩn ngứa

Mề đay, mẩn ngứa là một bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và có đến 20% dân số mắc phải, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai do da rất nhạy cảm và sức đề kháng kém. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng khó điều trị dứt điểm nếu không chữa trị đúng cách. Vậy triệu chứng của căn bệnh này là gì? 

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với những thông tin được đề cập bên dưới, giúp bạn có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời đồng thời có cách phòng bệnh tốt nhất.

Xem thêm : Hành trình dài điều trị và may mắn chữa khỏi dứt jđiểm bệnh mề đay
Chữa bệnh
Bài thuốc chữa mề đay 

Theo y học hiện đại, dị ứng mề đay là một sai sót trong hoạt động của hệ thống miễn dịch khi có sự xâm nhập của một chất lạ, thường gọi là “dị nguyên”. Chính điều này đã dẫn đến hàng loạt phản ứng quá mẫn trong cơ thể và hậu quả giải phóng chất histamin có sẵn trong tế bào da. Chất histamin gây ra các triệu chứng như mẩn ngứa, nổi ban đỏ, phù nề ở da hoặc thậm chí gây co thắt phế quản, khó thở.

Trong khi đó, Đông y cho rằng dị ứng thuộc phạm vi chứng phong sang và dân gian thường gọi là phong ngứa. Bởi lẽ ngoài sự xâm nhập của chất lạ vào cơ thể, dị ứng còn do nhiễm ngoại tà như phong nhiệt, phong hàn, phong thấp, phong thấp nhiệt… gây ra uất kết ở da.

Ngoài ra, những người chức năng gan suy giảm, mắc các bệnh về gan như viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan… thường bị ứ đọng các độc tố, nhiệt độc trong máu và phát tán qua da gây mẩn ngứa.

Những triệu chứng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Triệu chứng bệnh mề đay sẽ chia làm hai dạng.Phân loại triệu chứng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa dựa vào khoảng thời gian mắc bệnh

Triệu chứng bệnh nổi mề đay mẩn ngứa cấp tính

Dị ứng mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, khói bụi, phấn hoa, hải sản, thuốc… và biến mất trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài hơn 1 tuần, phụ thuộc vào mức độ bệnh. Thông thường, vị trí da bị dị ứng sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ (hay còn gọi ban đỏ) rất ngứa và có xu hướng lan rộng khắp người. Bệnh không có dấu hiệu báo trước mà có thể phát bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, ở một số bệnh nhân dị ứng, mề đay có thể tiến triển nặng hơn với hiện tượng phù mạch (phù quincke), làm sưng to cả một vùng da, da có cảm giác căng nhiều hơn ngứa, kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Triệu chứng bệnh nổi mề đay mẩn ngứa mạn tính

Sau 8 tuần mà bệnh mề đay mẩn ngứa chưa hết, bệnh nhân được chuẩn đoán là đã bị bệnh mề đay mãn tính. Khi đó, bệnh có những thay đổi phức tạp hơn, những triệu chứng cũng đa dạng hơn.Những vết sẩn ngứa xuất hiện có hình tròn, vòng hoặc thành những vết dài ngoằn ngoèo, có khi bị xuất huyết.Chỗ mề đay mẩn ngứa nổi phỏng, mụn nước xuất hiện, khi vỡ ra có nguy có gây nhiễm trùng. 

Trường hợp này gặp ở trẻ em nhiều nhất.

Một dạng khác nguy hiểm nhất đó là nổi mề đay khổng lồ. khi phát bệnh, bệnh nhân không bị ngứa ngáy khủng khiếp như những trường hợp kia mà khắp mặt từ mắt, môi hoặc cơ quan sinh dục bị sưng phù, căng tức vô cừng khó chịu. Có những trường hợp nặng còn ảnh hưởng đến đến hệ hô hấp khiến người bệnh không thở được phải đi cấp cứu.

Phương pháp điều trị khi bị mề đay mẩn ngứa

Theo phương pháp Tây y:

Giai đoạn mề đay mẩn ngứa ban đầu rất khó chịu do đó nên đưa người bệnh đi khám để được Bác sĩ chỉ định thuốc để nhanh chóng cắt giảm các cơn ngứa tức thì. Đặc biệt lưu ý: Với các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng thì phải xác định hạn chế tối đa trường hợp dị ứng với 1 thành phần nào đó của thuốc kháng sinh để tránh các tác dụng nặng nề hơn khi lại sử dụng thuốc có thành phần thuộc dị ứng của người bệnh. Nếu bạn có ý định tiêm Corticoid (giảm ngứa ngay lập tức) thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ rất nhiều của nó.

Lời khuyên từ chuyên gia: Uống các nhóm thuốc kháng Histamin tổng hợp như:+ Chlopheniramin 2mg x 2-4 viên / ngày hoặc Claritine 10mg x 1 viên/ngày.

Theo phương pháp Đông y:

Với phương pháp Tây y điều trị giai đoạn cấp rất hiệu quả tuy nhiên dễ hay tái phát, để điều trị triệt để cần kiên trì điều trị kết hợp đông y.

Theo đông y: Nguyên nhân gây dị ứng nói chung là do chứng năng gan kém, nóng gan vì vậy cần kiêng đồ cay nóng và các thức ăn mà bản thân đã từng dị ứng. Trong đó người bệnh nên lưu ý như các đồ hải sản, đậu phộng,…là những loại thức ăn nhạy cảm.

Lời khuyên từ chuyên gia: Sử dụng bài thuốc Tiêu ban giải độc thang – Đây là thành quả nghiên cứu, sưu tầm và phát triển cùng với kinh nghiệm và những ứng dụng thực tiễn trong công tác điều trị bệnh cho bệnh nhân của các bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Bao gồm 2 bài thuốc thành phần đem lại hiệu quả điều trị tận gốc:

– Bình can hoàn: bao gồm các vị thuốc Phòng phong, Xuyên khung, Cúc tần, Bách bộ, Diệp hạ châu, Ngải cứu, Xích đồng,…. Có công dụng Bổ nhuận gan, thông mật, hoạt huyết, giải độc, hóa ứ.

– Giải độc hoàn: bao gồm các vị Bồ công anh, Kim ngân cành, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa và một số vị thảo dược khác. Thuốc có tác dụng như một kháng sinh Đông y, giúp giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm sưng, chống dị ứng.

Phòng ngừa và giảm triệu chứng mề đay mẩn ngứa như thế nào


Bệnh mề đay mẩn ngứa không có cách nào chữa khỏi liền được, vì vậy để giảm những tổn hại cũng như khó chịu do bệnh mang lại, bệnh nhân nên chú ý những điều sau:

Đối với nổi mề đay do lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh

Nếu do ăn uống nổi mề đay thì không nên ăn những thức ăn đó (như thịt gà, cá chép, tôm, cua…).

Phụ nữ khi sử dụng mỹ phẩm phải thận trọng, lụa chọn những loại mỹ phẩn thích hợp với loại da của mình.

Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động.

Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét, chấy rận.

Sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần theo hướng dẫn của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Tăng cường tuần hoàn máu bằng cách massage và tập thể thao. Như vậy sẽ giúp bệnh bị đẩy lùi nhanh hơn. Người bệnh cũng được giảm căng thẳng, ngủ ngon giấc hơn.

Chúc các bạn khỏe mạnh . 

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Mẹo chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng đu đủ

Mẹo dân gian chữa mề đay mẩn ngứa bằng đu đủ bạn đã biết chưa? Mẹo này dùng rộng rãi tại các vùng nông thôn, chữa mề đay mẩn ngứa rất công hiệu.

Tại sao có thể chữa mề đay mẩn ngứa bằng đu đủ?

Điều trị bệnh mề đay
Chữa mề đay mẩn ngứa bằng đu đủ

Đu đủ có thể chữa được bệnh ngứa nổi mề đay là vì trong thịt đu đủ có chứa 1 lượng lớn vitamin A, E và C, giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Vitamin C, E và beta-caroten có khả năng giúp chống lại các căn bệnh viêm nhiễm và làm giảm các chấn thương của cơ quan. Với các thành phần này, đu đủ là 1 loại thực phẩm có khả năng chống lại các căn bệnh mề đay, nấm ngứa, ghẻ lở,…Nếu muốn chữa mề đay mẩn ngứa bằng đu đủ, nên thêm 1 ít gừng, giấm gạo để công dụng chữa bệnh tăng lên.

Mẹo dân gian chữa mề đay mẩn ngứa bằng đu đủ

Trong dân gian lưu truyền mẹo chữa mề đay mẩn ngứa bằng đu đủ như sau:

Nguyên liệu

– 100g đu đủ già (đu đủ chưa chín hẳn, còn độ giòn)

– ½ củ gừng tươi

– 100ml giấm gạo

Cách làm bài thuốc

– Đu đủ bỏ vỏ và hạt, rửa sạch, xắt thành những miếng mỏng, cho vào nồi.

– Gừng tươi rửa sạch, xắt lát mỏng, cho vào nồi đu đủ.

– Đổ 100ml giấm gạo vào nồi có đu đủ với gừng, nấu nhỏ lửa cho đến khi giấm cạn hết thì tắt bếp.

– Chia chỗ đu đủ và gừng này để ăn 2 lần trong ngày, các cơn ngứa ngáy do mề đay sẽ nhanh chóng giảm. Bệnh nhân ăn trong 2-3 ngày là hoàn toàn khỏi bệnh.

Các bạn tham khảo thêm : Hành trình dài và điều trị may mắn chữa dứt điểm bệnh mề đay 

Chúc các bạn thành công .

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Phương pháp chữa bệnh mề đay nhanh nhất tại nhà

Phương pháp chữa mề đay mẩn ngứa nhanh nhất tại nhà đang là việc được hầu hết mọi người quan tâm khi mà bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với vô vàn các lý do như uống rượu bia gây tổn thương gan, do lạm dụng các loại thuốc tây quá đà hoặc do dị ứng với thức ăn, thời tiết… Với cách chữa trị dân gian. 

Mề đay là gì?

Có 2 loại mề đay thường gặp là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Các dấu hiệu để nhận biết bạn đã mắc bệnh mề đay, mẩn ngứa: triệu chứng đầu tiên bạn sẽ cảm thấy là da bị ngứa, càng lúc càng ngứa khiến chúng ta cảm thấy bứt rứt khó chịu, sau đó sẽ nổi lên các nốt sẩn mụn màu trắng hoặc hồng, từ ít rồi lan thành từng mảng rộng, càng lúc càng lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Nó cũng có thể gây ra một số triệu chứng khác như: nhức đầu, sốt, đau khớp hoặc là rối loạn tiêu hóa…

Bệnh mề đay
Bệnh mề đay

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay mẩn ngứa, do nó là một bệnh dị ứng ngoài da nên nguyên nhân có thể từ bên trong cũng có thể bên ngoài tác động vào như : Do di truyền, do dị ứng với thời tiết, phổ biến nhất là do bị dị ứng với thức ăn, đồ uống có nồng độ cồn cao, lạm dụng các loại thuốc tân dược hoặc do áp lực công việc, tâm trạng căng thẳng liên tục dẫn đến stress cũng là nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay.

Chữa trị mề đay mẩn ngứa nhanh nhất tại nhà chỉ bằng vài thao tác đơn giản

Thay vì phải tốn chi phí lớn để mua các loại thuốc tân dược uống mà không biết hiệu quả đến đâu, tại sao bạn không áp dụng các biện pháp chữa bệnh mề đay mẩn ngứa dân gian, dễ làm ngay tại nhà sau đây vừa tiết kiệm thời gian lại còn tiết kiệm chi phí:

Nước lá tía tô công hiệu cực kỳ:


Lá tía tô

Bạn chỉ cần lấy vài lá tía tô, rửa sạch rồi đem đi giã nát, lấy nước cốt uống. Còn lại bã lá tía tô bạn khoan hãy vứt đi vì nó vẫn còn sử dụng được nhé, bạn lấy bã tía tô đắp lên trực tiếp vùng bị nổi mẩn ngứa rất có tác dụng đó

Nguyên liệu cần chuẩn bị: ½ chén giấm, 100g đường thẻ và 50g gừng tươi. Gừng bạn rửa sạch , cắt sợi sau đó bạn cho tất cả nguyên liệu vào nồi đất cho thêm một chén nước rồi đun nhỏ lửa , đun đến khi nào sắt lại còn ½ chén là được. Sau đó bạn chắt lấy nước và uống. Đây có lẽ là cách chữa mề đay, mẩn ngứa nhanh nhất tại nhà được các chị em phụ nữ lựa chọn vì nguyên liệu có sẵn trong bếp.

Lá khế bài thuốc dân gian công hiệu

Lá khế

Bạn lấy vài lá khế rang lên, rang vừa phải đừng để nóng quá, sau đó bạn lấy lá khế đã rang trà lên vùng bị nổi mề đay mẩn ngứa. Làm liên tục như vậy vài ngày sẽ thấy tác dụng hoặc bạn cũng có thể lấy lá khế rửa với nước muối loãng sau đó đem đun sôi lấy nước tắm…Lá khế có vị chát, tính lạnh giải độc rất tốt, nhất là trong việc điều trị các bệnh dị ứng nổi mề đay nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tác dụng của nó nhé.

Tuyệt vời với tác dụng trị mề đay mẩn ngứa của giấm

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Giấm là nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp của bạn ngoài để chế biến thức ăn ra nó còn có nhiều công hiệu khác mà bạn không ngờ tới. Bạn cho 1 muỗng cà phê giấm và 1 muỗng canh nước lọc vào tô khuấy đều, dùng một miếng bông gòn thấm hỗn hợp và thoa lên vùng bị mề đay mẩn ngứa. Nó sẽ khiến da bạn không còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu nữa.

Chúc các bạn thành công từ những bài thuốc dân gian quý hiếm này . 

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Điều trị nổi mề đay

Trước tiên cần xác định nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ nguyên nhân gây ra.

Ngoài việc kiêng gió lạnh, kiêng nước, người bị bệnh dị ứng, mề đay, sẩn ngứa da phải tuân thủ theo chế độ ăn như sau:

►Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên. Kiêng những thức ăn gây kích thích như: rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt. Trường hợp đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như: canh, súp; uống ít nước. Kiêng những thức ăn có nhiều đạm: tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa... Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B, C; ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như: cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng...

►Phát hiện thực phẩm gây nổi mề đay: Cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị dị ứng nổi mề đay mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như: gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu dị ứng mề đay không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy mề đay nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục. Đối với trẻ em, cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng...

Điều trị mề đay

►Dùng thuốc bôi ngoài da:

Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

►Dùng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng Histamin đường uống là nhóm thuốc ức chế tác dụng của Histamin ở thụ thể H1, được phân thành 2 nhóm: nhóm thế hệ 1 (gây buồn ngủ) và thế hệ 2 (không gây buồn ngủ). Thuốc được chỉ định trong điều trị dị ứng mũi, đặc biệt viêm mũi dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô) và viêm mũi vận mạch. Chúng cũng được dùng trong phòng ngừa nổi mề đay, điều trị phát ban mề đay, ngứa, côn trùng đốt và các trường hợp dị ứng thuốc.

►Đi khám bác sỹ

Đối với mày đay mãn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Đối với mề đay mãn tính: Do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây ra nổi Mề đay

Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài, bao gồm:

►Do di truyền, chủ yếu là do chứng dị ứng với thời tiết, chính vì vậy nếu gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh này đấy.

► Do cơ thể có sức đề kháng yếu nên khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.

► Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: Bệnh mề đay thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh;

Nguyên nhân gây bệnh mề đay là gì


► Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là nguyên nhân thường gặp nhất, phổ biến nhất, bao gồm: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, chao, rượu, bia, đồ uống có cồn, … thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.

►Do dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay: Đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da bao gồm: Pennicillin (đây là thuốc dễ gây ra bệnh mề đay nhất nếu cơ thể bị dị ứng), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp khi X – quang), thuốc điều trị cao huyết áp, suy tim, xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc ngừa thai… Bệnh mề đay có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày.

►Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.

► Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.

►Do virut, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao;

Theo Y học Cổ Truyền, một số tạng, phủ liên quan đến bệnh dị ứng, tạng can (gan), liên quan về huyết (can tàng huyết), tức là liên quan về mặt giải độc, tạng tâm (tâm chủ huyết mạch), liên quan về tuần hoàn của huyết. Huyết (máu), là một phủ (kỳ hằng), là đối tượng chính của bệnh dị ứng trong cơ thể: Huyết nhiệt sinh phong (huyết nóng sinh ra phong ngứa), tạng phế, liên quan đến da (phế chủ bì mao), một trong những bộ phận trực tiếp xảy ra bệnh dị ứng...

Phân loại bệnh Mề Đay

Dựa trên thời gian bị mẩn ngứa,người ta chia mề đay ra làm 2 loại chính.

Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.

Mề đay mãn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết… 

Dựa trên mức độ bệnh:

Mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

Bệnh mề đay
Phù mạch (còn gọi là phù Quincke): nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

Da vẽ nổi: còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mề đay.

Ngoài ra mề đay còn có những dạng khác như: sẩn nhỏ, sẩn - mụn nước hay xuất huyết.

Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như: sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

6 liệu pháp khắc phục và điều trị nổi mề đay tại nhà

Chứng phát ban có thể biến mất tự nhiên, nhưng nếu bệnh mãn tính sẽ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng như cơ bắp, phổi và đường tiêu hóa. Khi bạn bị nổi mề đay mãn tính, bạn sẽ thấy các triệu chứng như khó thở, đau nhức cơ bắp. Để chữa khỏi bệnh phát ban, bạn nên loại bỏ các chất kích thích. Sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc theo quy định của bác sĩ, thuốc corticosteroid, hay thuốc sinh học có thể giúp bạn thoát khỏi bệnh mề đay hiệu quả. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc, bạn cũng nên thử những cách điều trị mề đay tự nhiên tại nhà.

1. Đắp khăn ướt, gạc lạnh

Đây là lời khuyên đầu tiên về cách điều trị nổi mề đay. Đắp khăn ướt, gạc lạnh sẽ giúp bạn làm mát các khu vực bị ảnh hưởng và giảm sưng. Trước tiên, bạn nhúng khăn ướt trong nước lạnh và đắp trên các vùng da bị ảnh hưởng trong 15 phút.

Bạn cần lặp lại quá trình này vài giờ một lần cho đến khi cơn đau giảm đáng kể. Nếu các triệu chứng nổi mề đay trở nên tồi tệ hơn, bạn nên tắm lạnh khoảng 20 - 30 phút. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn hãy tránh điều trị theo cách này vì nó sẽ làm cho đám mề đay trầm trọng và lan rộng hơn.

2. Gừng

Gừng trị bệnh mề đay hiệu quả
Có rất nhiều người sử dụng gừng để điều trị nổi mề đay. Bạn có thể bổ sung gừng vào bữa ăn, dùng như một dạng thuốc viên hay xông hơi bằng gừng. Ngoài ra, cắt gừng để thoa trên các vùng da bị ảnh hưởng cũng là một cách cực đơn giản mà hiệu quả. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên cho gừng vào trong tủ lạnh để làm mát.

3. Cây lô hội

Nếu bạn đắp lô hội tại chỗ trên vùng da bị viêm, các triệu chứng phát ban sẽ biến mất nhanh chóng và không bị lây lan sang các vùng lân cận. Cây lô hội sẽ chữa lành các đám mề đay hiệu quả và tự nhiên. Lặp lại điều này nhiều lần trong một ngày cho đến khi bạn có được kết quả tốt nhất.

4. Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bạn. Khi hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, nguy cơ phát triển nổi mề đay trên da sẽ giảm đáng kể và cơ thể có sức đề kháng tốt hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn điều trị phát ban hiệu quả, bạn không nên bỏ qua một chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biêt, vitamin C có lợi cho hệ miễn dịch. Bạn nên ăn nhiều vitamin C trong thực phẩm như cam, cà chua, dâu tây, ớt đỏ, trái cây họ cam quýt, quả mâm xôi, và các loại rau xanh. Nếu bạn nổi mề đay do thức ăn, bạn nên ăn các loại thực phẩm có chứa probiotic và acidophilus. Đó là những thực phẩm tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.

5. Uống trà thảo dược

Uống một tách trà nóng thảo dược hàng ngày sẽ giúp bạn giảm ngứa ngáy và khó chịu do các đám mề đay. Vì vậy, trà thảo dược được coi là phương thuốc rất tốt để điều trị nổi mề đay. Nói chung, có rất nhiều các loại trà thảo dược bạn có thể thử. Ví dụ, các loại trà xanh có tác dụng kháng histamin, trà rễ cam thảo sẽ có lợi trong điều trị sưng và viêm. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh tim, huyết áp, và phù nề hoặc dị ứng một số loại thuốc, bạn nên tránh uống trà rễ cam thảo.

6. Ngâm bột yến mạch

Liệu pháp này có thể giúp bạn giảm ngứa và làm cho da mát mẻ. Do đó, bột yến mạch được coi là phương thuốc điều trị nổi mề đay tự nhiên tốt nhất. Bạn có thể cho bột yến mạch vào bồn tắm và ngâm khoảng 10 – 15 phút để có được hiệu quả như mong muốn.

Đây là 6 liệu pháp khắc phục và điều trị nổi mề đay tự nhiên tại nhà, cực đơn giản và hiệu quả bất ngờ.

Trị bệnh mề đay bằng thuốc đông y

Thời tiết lạnh kéo dài khiến nhiều bệnh về da bùng phát trong đó phải kể đến bệnh mề đay. Bệnh thường phát đột ngột, nổi tịt trên da gây phù nề và ngứa nhiều, bệnh tiến triển rất nhanh, có thể lan ra trên diện rộng ở bụng, hai bên sườn, vùng lưng, bả vai… Những triệu chứng kèm theo như: khó thở, giãn mạch ngoại biên. Theo Đông y: Nguyên tắc điều trị mề đay là tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu, an thần, chống dị ứng. Lấy tiêu độc trừ tà là khâu quyết định. Dưới đây là một số bài thuốc thích ứng với từng thể lâm sàng:

1. Mề đay cấp tính thể phong nhiệt

Bệnh phát đột ngột, nổi ban màu hồng sáng, lan rất nhanh trên khắp cơ thể, ngứa nhiều cho nên tinh thần bị kích động, đòi hỏi có tính khẩn cấp.

Bài 1: Phòng phong 12g, kinh giới 16g, chi tử 12g, kim ngân 20g, nam hoàng bá 16g, cỏ mực 16g, đương quy 12g, huyền sâm 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Tang diệp 20g, cỏ mần trầu 20g, kim ngân 20g, quả ké 16g, rau má 20g, tang kí sinh 16g, xương bồ 16g, hoàng cầm 12g, bạch thược 12g, cam thảo 12g, sài hồ 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Ngân hoa 12g, liên kiều 12g, cát căn 16g, hạ khô thảo 16g, thương nhĩ 16g, nam hoàng bá 16g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, cỏ mực 16g, kinh giới 16g, rau má 16g, bồ công anh 16g, thổ linh 16g. Sắc uống ngày một thang.

Trị mề đay bằng đông y


2. Mề đay thể phong hàn

Bệnh thường phát vào thời kì chuyển mùa, từ nóng ẩm chuyển sang lạnh. Đây thuộc loại dị ứng thời tiết, ban nổi ít từ từ, màu trắng hơi tía ở xung quanh, mức độ không nhiều, kèm theo hắt hơi sổ mũi, mức độ ngứa cũng không nhiều như thể phong nhiệt.

Bài 1: Kinh giới 16g, xương bồ 16g, tế tân 12g, độc hoạt 12g, tất bát 12g, nam hoàng bá 12g, thương nhĩ 16g, liên kiều 12g, quế 8g, kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hạ khô thảo 16g, rau má 20g, sài hồ 12g, ngân hoa 12g, bồ công anh 16g, ngải diệp 16g, tang kí sinh 16g, đơn mặt trời 16g, quế 8g, kiện 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Xương bồ 16g, cát cánh 12g, độc hoạt 12g, tế tân 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, thương nhĩ 16g, xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, quế 8g, trần bì 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bị mề đay khi mang bầu có ảnh hưởng tới thai nhi

Tôi năm nay 25 tuổi và có thai được 26 tuần. Tôi bị nổi mẩn ngứa hầu hết ở chân và tay. Khi đi tới bệnh viện da liễu khám bác sỹ nói tôi bị bệnh mề đay rất khó chữa. Tôi rất lo lắng. Tôi muốn hỏi chưowng trình bệnh mề đay đó có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng tôi không? Và tôi nen làm gì để khắc phục bệnh đó?

Xin chào bạn! 

Bạn năm nay 25 tuổi và đã có thai được 26 tuần, hiện tại thì bạn đang bị di ứng dưới dạng nổi mề đay cũng đã đi khám ở bác sĩ chuyên khoa gia liễu rồi. Bệnh này hầu hết thì nó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Nó gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, còn khi mà bác sĩ buộc phải dùng thuốc cho bạn thì những cái thuốc điều trị di ứng dưới dạng nổi mề đay này, nếu mà mình dùng thuốc kéo dài thì nó cũng ảnh hưởng tới em bé còn thì bản thân cái bệnh đó thì nó không ảnh hưởng gì tới em bé, chỉ cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng nổi mề đay thôi. 



Bệnh này thì quan trong là phải tìm được nguyên nhân, cái dị ứng nổi mề đay nó chỉ là phản ứng của cơ thể và nó biểu hiện các cái ngứa cũng như các cái mẩn trên da, gọi là mề đay nên những mảng tầng đấy rất dày và nó làn rộng trên cơ thể thì gọi là bệnh mề đay. Bạn đi khám ở chuyên khoa gia liễu thì rất tốt rồi, không biết là bác sĩ có hướng tới một nguyên nhân gì không. Đối với bệnh dị ứng thì cách tốt nhất đó là loại trừ nguyên nhân gây di ứng thì nó sẽ đỡ thôi. Hi vọng là sau khi bạn sinh thì cái dị ứng đó nó sẽ giảm đi nhiều. 

Trước mắt thì phải tuân thủ theo những hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa về da liễu. Cố gắng là đang ở giai đoạn bị bệnh dị ứng thì không nên ra gió hoặc là không nên tắm nước lạnh hay nói cách khác là không để những cái kích thích vào cơ thể mình thì nó sẽ ảnh hưởng nhiều hơn thì phải theo dõi sức khỏe cảu mình rất là sát. Nếu như cảm thấy khó thở hoặc là thấy các triệu chứng khó chịu, thì phải thận trọng lý do là nó gây co thắt khí quản hoặc phế quản do hiện tượng di ứng đó thì lúc đó sẽ nguy hiểm tới sứ khỏe của người mẹ. Còn nếu như nó chỉ ở ngoài ra thôi thì cô gắng chịu đựng và hạn chế như tôi đã nói tiếp xúc với những yếu tố ở bên ngoài bạn thử nghĩ kỹ xem là sau khi mình ăn thực phẩm gì mà mình bị như vậy không hay là tự nhiên nó bị. Có rất nhiều người chỉ do thay đổi thời tiết cũng bị, thời tiết đang từ nóng chuyển sang lạnh, ngược lại thời tiết đang từ nóng chuyển sang lạnh thì cũng có cũng như vậy, nguyên nhân từ thời tiết thì chẳng làm cách nào hết được, chỉ có thể hi vọng là nguyên nhân do thực phẩm hoặc nguyên nhân do vị nguyên gì đó là phấn hoa, bụi hoặc là côn trùng gì đó, mình có thể tránh được còn nếu tự nhiên nó bị và đặc biệt là do cơ địa thực ra rất khó bạn à. 

Chào bạn.

Bệnh mề đay trị sao cho dứt?

Đi xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra gan các chỉ số bình thường. Đến nay khoảng 4 tháng mà bệnh không thuyên giảm. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên điều trị thế nào cho dứt? Nguyễn Thị Sơn (Ninh Bình)

Trả lời:

Nổi mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin.

Mề đay là bệnh da dễ nhận biết nhưng cũng là bệnh khó phát hiện nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân gây mề đay (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) một số thì đơn giản, dễ nhận biết, một số khác thì rất khó phát hiện dù có đầy đủ xét nghiệm. Trên một bệnh nhân không chỉ có một mà có nhiều yếu tố gây bệnh.

Bệnh mề đay
Trường hợp bạn đã 4 tháng là mề đay mạn tính. Trường hợp này dùng thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời, muốn điều trị có hiệu quả thì cái chính là phải tìm ra nguyên nhân nhưng như trên đã nói tìm nguyên nhân nhiều khi không dễ phát hiện.

Vì vậy, bạn nên tự theo dõi xem những loại thức ăn, thuốc uống nào có thể gây dị ứng để tránh và tránh các chất như gia vị, rượu trà, cà phê. Trong cơn mề đay cấp ăn nhẹ, giảm muối. Nếu gây ngứa khó chịu nhiều có thể dùng giấm thanh pha nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.

Đối với mày đay mạn tính vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần phải đến bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc miễn dịch dị ứng lâm sàng để khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để có thể tìm đúng nguyên nhân thì điều trị mới có hiệu quả.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Bệnh mề đay là gì

Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.

Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…


Mề đay mẩn ngứa

Mề đay thông thường bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì mề đay lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

Da vẽ nổi còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù cà nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay.

Phù mạch (còn gọi là phù quincke): Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

Những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Để điều trị mề đay, trước tiên cách tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết. Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê...

Trong cơn cấp, người bệnh có thể ăn nhẹ, giảm muối. Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Đối với mày đay mãn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.